Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Phim Hoạt hình Việt Nam khoảng khắc khó quên


Các game thủ Đại hiệp truyện kính mến!

Phim Hoạt hình Việt Nam khoảng khắc khó quên

Tháng 6/1960, bộ phim hoạt họa đầu tiên Đáng đời thằng Cáo ra mắt người xem, đánh dấu sự khai sinh một loại hình nghệ thuật mới tại nước ta – điện ảnh Hoạt hình Việt Nam.

Đồng chí Trường Chinh đến thăm Xưởng phim hoạt hình năm 1973

Tháng 4/1977, tại LHP Việt Nam lần thứ IV, bộ phim hoạt họa màu Cây chổi đẹp nhất của Xưởng phim tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đã dự thi và giành được Bông sen Bạc. Đến tháng 6/1981, riêng Xí nghiệp phim hoạt hình Hà Nội đã sản xuất đến bộ phim thứ 95, còn Xưởng phim hoạt họa thành phố Hồ Chí Minh đã làm được 22 bộ phim hoạt họa, cắt giấy.

21 năm với ngót 120 bộ phim được làm ra, hàng năm, cả 2 cơ sở hoạt hình đã sản xuất được đến 16 phim – thật là một con số chỉ có trong mơ.

Thời kỳ mở Lớp thực tập hoạt họa (1959 - 1964) là thời kỳ đào tạo đội ngũ, tìm hiểu và xây dựng các thể loại phim hoạt hình. Bộ phim vẽ của Lớp thực tập hoạt họa Đáng đời thằng cáo, một số họa sỹ có nhiệt tình đã tìm tòi và thể nghiệm một loại phim mới – phim giấy cắt có tên Con một nhà nói về giá trị các loại cây lương thực là ngô, khoai, sắn… (1961, đạo diễn Trương Qua, họa sỹ Lê Huy Hòa). Năm 1962, một loại phim mới xuất hiện – phim búp bê Chú thỏ đi học (đạo diễn Nguyễn Tích, họa sỹ Ngô Đình Chương, quay phim Đỗ Trần Hiệt) dựa theo ngụ ngôn dân gian “rùa nhanh hơn thỏ”.

Các thế hệ hoạt hình Việt Nam

Những bộ phim hoạt hình đầu tiên này không tránh khỏi sự non yếu về tay  nghề, nhưng điều đáng hoan nghênh là sự mạnh dạn tìm tòi, cố gắng thể hiện các hình thức đó lên màn ảnh. Một số phim làm sau đó đã có chất lượng khá hơn, như Chiếc vòng bạc (1962, đạo diễn Trương Qua), như Cây khế (đạo diễn Nguyễn Tích), những phim hoạt họa như Giấc mơ hoa (1963, đạo diễn Hoàng Sùng) hoặc Đêm trăng rằm (đạo diễn Trương Qua, 1964). Đề tài kháng chiến chống Mỹ, vấn đề nóng hổi của đất nước trở thành nguồn thôi thúc sáng tác của anh em làm phim. Dựa vào truyện phim đèn chiếu từ miền Nam gửi ra, đạo diễn Lê Minh Hiền đã đưa lên màn ảnh hoạt họa chuyện hai anh em nhỏ dùng tổ ong rừng tấn công lũ giặc Mỹ - ngụy mang tên Binh ong, mở đầu loạt phim đả kích – chính trị.

5 năm đầu tiên, Xưởng đã làm được 16 phim các loại hoạt họa, búp bê, cắt giấy với  nhiều thể tài phong phú. Nét chung của thời kỳ này là sự tìm hiểu những phương tiện diễn đạt nghệ thuật bằng tiếng nói của tạo hình và diễn xuất. Tuy còn có những mặt yếu và hình thức nghệ thuật, nhưng đó là những phim có nội dung rõ ràng, có hình tượng dễ hiểu và bộ lộ nhiệt tình tìm tòi của tác giả. Đó là điều kiện quan trọng chuẩn bị cơ sở cho thời sau của hoạt hình.

Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ và ác liệt là thời kỳ phát triển mạng mẽ của hoạt hình Việt Nam. Lúc đó, Xưởng phim Hoạt họa phải sơ tán về các vùng nông thôn thiếu thốn phương tiện làm việc.., nhưng sản xuất không bị ngừng trệ, trái lại được nâng cao về mặt thể hiện nghệ thuật.

Phim Mèo con (theo truyện Nguyễn Đình Thi, biên kịch Nguyễn Thế Hội, đạo diễn Ngô Mạnh Lân, họa sỹ Lưu Đức) phải làm trong điều kiện khó khăn như vậy. Bộ phim được dư luận đánh giá cao không những ở tư tưởng của chuyện chú mèo nhỏ bé dám đương đầu quyết liệt và biết đánh thắng lão chuột độc ác, mà còn ở trình độ thể hiện của tác phẩm. Tiếp theo, một loạt phim đồng thoại có chất lượng đã ra đời như Những chiếc áo ấm (1968, đạo diễn Ngô Mạnh Lân), Gà trống hoa mơ (1971, đạo diễn Hồ Quảng), Ong, Bướm, Kiến (1972, đạo diễn Đỗ Trần Hiệt), Cá sấu ngứa răng (1974, đạo diễn Hoàng Thái), Rừng hoa (1974, đạo diễn Ngô Mạnh Lân), Tôm nhỏ và Hải quỳ (đạo diễn Nghiêm Dung) v.v và v.v

Đại Hiệp Truyện
Thiên Cổ Đại Hiệp Mộng - Thần Điêu Hiệp Lữ Tình

0 nhận xét:

Đăng nhận xét