Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Top 10 phim Hoa ngữ ăn khách nhất mọi thời đại


Kính gửi các game thủ Đại hiệp truyện

Top 10 phim Hoa ngữ ăn khách nhất mọi thời đại

Điểm lại danh sách 10 phim Hoa ngữ ăn khách nhất mọi thời đại, sẽ khó lòng bỏ qua những bộ phim ra mắt trong năm 2012 như "Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện" hay "Lạc lối ở Thái Lan".

1. Lạc lối ở Thái Lan (202,1 triệu USD)

Theo con số thống kê mới nhất, Lạc lối ở Thái Lan (Lost in Thailand) đã qua mặt Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện (Journey to the West: Conquering the Demons) để xưng danh Phim Hoa ngữ ăn khách nhất mọi thời đại.

Lạc lối ở Thái Lan công chiếu từ ngày 12/12/2012, đến ngày 1/1/2013, phim đã vượt mốc 1 tỷ NDT. Thành tích này đã gây sốc cho chính đoàn phim Lạc lối ở Thái Lan, bởi chi phí sản xuất phim chỉ vỏn vẹn… 30 triệu NDT. Câu chuyện hài hước và bất ngờ của đạo diễn Từ Tranh được xem như làn gió mới thổi vào thị trường phim Trung Quốc vốn đã bị bão hòa bởi sự xâm lăng của các “bom tấn” đến từ Hollywood. Tính cho đến thời điểm này, tổng doanh thu mà Lạc lối ở Thái Lan đạt được khi công chiếu ở Trung Quốc tương đương 1,27 tỷ NDT (202,1 triệu USD).

2. Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện (196,7 triệu USD)

Dù một số nguồn tin khẳng định Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện mới chính là Phim Hoa ngữ ăn khách nhất mọi thời đại nhưng theo con số được đoàn phim công bố thì Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện vẫn chưa sánh bằng Lạc lối ở Thái Lan. Tổng doanh thu Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện đạt được ở Trung Quốc là 196,7 triệu USD, ở Hồng Kông là 6,3 triệu USD, ở Malaysia là 3,2 triệu USD và ở Singapore là 1,8 triệu USD.



Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện do Châu Tinh Trì làm đạo diễn, phim có sự tham gia của Thư Kỳ, Hoàng Bột, Văn Chương, La Chí Tường. Dù bị chỉ trích là “phá hoại nguyên tác Tây du ký” nhưng phim vẫn thu hút lượng khán giả khổng lồ.

3. 12 con giáp (138 triệu USD)

12 con giáp (Chinese Zodiac) là phim hành động cuối cùng của “siêu sao võ thuật” Thành Long. Phim công chiếu từ ngày 12/12/2012 và đạt tổng doanh thu là 138 triệu USD. Giới truyền thông Hoa ngữ cho rằng, vì ra mắt cùng thời điểm với Lạc lối ở Thái Lan nên 12 con giáp mới đứng thứ 3 trong danh sách Phim Hoa ngữ ăn khách nhất mọi thời đại.

Ngoài Thành Long, 12 con giáp còn có sự góp mặt của: Trương Lam Tâm, Kwon Sang Woo, Liêu Phàm, Diêu Tinh Đan. Phim xoay quanh hành trình truy tìm 12 bức tượng thú – bảo vật bị đánh cắp của tập đoàn hiệp đạo JC. Với các tình tiết hài hước và những pha hành động đẹp mắt, 12 con giáp đã được tôn vinh ở LHP Kim Tượng và Lễ trao giải Hoa Đỉnh vừa qua.


4. Họa bì 2 (115,7 triệu USD)

Gây sóng gió từ khi mới công bố dự án, Họa bì 2 (Painted Skin: Resurrection) chẳng những thắng đậm ở mặt trận doanh thu mà còn được giới phê bình phim ảnh dành cho nhiều lời khen ngợi.

Họa bì 2 có sự góp mặt của: Triệu Vy, Châu Tấn, Dương Mịch, Trần Khôn, Phùng Thiệu Phong… Phim là câu chuyện rối rắm và ma mị về mối quan hệ giữa người và yêu. Bằng diễn xuất điêu luyện của dàn sao đình đám, Họa bì 2 dễ dàng chinh phục khán giả, phim đã đạt tổng doanh thu là 115, 7 triệu USD đồng thời khẳng định vị trí của hai nàng “Hoa Đán” là Triệu Vy và Châu Tấn ở làng phim Hoa ngữ cạnh tranh khốc liệt.

5. Nhượng tử đạn phi (111 triệu USD)

Xếp sau Họa bì 2 trong danh sách Phim Hoa ngữ ăn khách nhất mọi thời đại là Nhượng tử đạn phi (Let the Bullets Fly) của đạo diễn Khương Văn. Nhượng tử đạn phi được chuyển thể từ chương Đao công ký trong cuốn tiểu thuyết Dạ đàm thập kỷ của nhà văn Tư Mã Chí Đồ. Lấy bối cảnh vùng Xuyên Tây những năm 30-40 thế kỷ trước, Nhượng tử đạn phi đã làm màn ảnh Hoa ngữ “nổ tung” với những tình tiết hấp dẫn và hài hước.

Nhượng tử đạn phi có sự góp mặt của: Châu Nhuận Phát, Cát Ưu, Lưu Gia Linh, Trần Khôn, Hồ Quân… Phim công chiếu từ 16/12/2010 và đạt tổng doanh thu là 111 triệu USD.

6. Đường sơn đại địa chấn (105 triệu USD)

Đường Sơn đại địa chấn (Aftershock) của đạo diễn Phùng Tiểu Cương đứng thứ 6 trong danh sách Phim Hoa ngữ ăn khách nhất mọi thời đại. Đường Sơn đại địa chấn ra mắt năm 2010 với sự góp mặt của các ngôi sao như: Trần Đạo Minh, Trương Tịnh Sơ, Từ Phàm… Với câu chuyện xúc động về thảm họa động đất ở Đường Sơn, Đường Sơn đại địa chấn đã xuất sắc thu về 105 triệu USD và gom hàng loạt giải thưởng lớn ở các LHP danh giá.

Thành công của bộ phim còn khiến cho công ty sản xuất Hoa Nghị huynh đệ làm tiếp bản truyền hình. Một loạt diễn viên nổi tiếng như: Trương Quốc Lập, Trần Tiểu Nghê, Ngô Việt đã tham gia vào ekip sản xuất phim, đây hứa hẹn sẽ là một tác phẩm gây khuynh đảo màn ảnh nhỏ.

7. Kim lăng thập tam thoa (95,1 triệu USD)

Có quá nhiều điều để nói khi nhắc đến Kim lăng thập tam thoa (The flowers of war) của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Xuất sắc từ nội dung, dàn dựng cho đến diễn xuất của diễn viên, Kim lăng thập tam thoa đã khẳng định tài năng của đạo diễn họ Trương, đồng thời mở đường cho nữ diễn viên Nghê Ni tiến vào hàng ngũ sao hạng A ở làng phim Hoa ngữ.

Công chiếu ở Trung Quốc từ ngày, 16/12/2011, Kim lăng thập tam thoa đã đạt tổng doanh thu là 95,1 triệu USD. Phim đã được đề cử ở nhiều hạng mục tại Quả Cầu Vàng 69 và Oscar 84.



8. Long môn phi giáp (89 triệu USD)

Là phim điện ảnh võ thuật 3D đầu tiên của Trung Quốc thế nên Long môn phi giáp (The Flying swords of dragon gate) dễ dàng thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Ra mắt từ ngày 15/12/2011, Long môn phi giáp đã khiến khán giả ngỡ ngàng vì màn khoe kỹ xảo 3D hoành tráng. Bởi thế cho nên mức doanh thu 89 triệu USD mà Long môn phi giáp đạt được cũng là điều nằm trong dự đoán của các nhà sản xuất bất chấp hàng loạt “bom tấn” như Đại ma thuật sư, Bát tinh báo hỷ cũng công chiếu cùng thời điểm với Long môn phi giáp.

Long môn phi giáp được làm lại từ bộ phim Long môn khách điếm (1992), dù là hàng “ăn theo” nhưng cốt truyện Long môn phi giáp lại chi tiết và hấp dẫn hơn. Thêm đó, diễn xuất điêu luyện của Lý Liên Kiệt, Châu Tấn, Trần Khôn, Phạm Hiểu Huyên đã bổ trợ Long môn phi giáp trong việc kéo khán giả đến rạp xem phim.

9. Phi thành vật nhiễu 2 (76 triệu USD)

Phi thành vật nhiễu 2 (If You Are The One II) có sự tham gia của: Thư Kỳ, Cát Ưu, An Dĩ Hiên, Phương Trung Tín… Phim do đạo diễn Phùng Tiểu Cương phụ trách và được các công ty điện ảnh hàng đầu Trung Quốc phối hợp sản xuất. Phim đạt tổng doanh thu là  triệu USD và đứng vị trí thứ 9 trong danh sách Phim Hoa ngữ ăn khách nhất mọi thời đại.

Phi thành vật nhiễu 2 tiếp nối câu chuyện còn dang dở của Tần Phấn (Cát Ưu) và Lương Tiếu Tiếu (Thư Kỳ) ở phần đầu. Tần Phấn và Tiếu Tiếu quyết định sống thử trước khi kết hôn. Thế nhưng, hai người đã nhanh chóng chia tay vì Tiếu Tiếu phát hiện ra tình cảm cô dành cho Tần Phấn bấy lâu nay không phải là tình yêu mà chỉ là sự cảm kích.

Tần Phấn quay lại Bắc Kinh làm MC cho đài truyền hình. Một người bạn của anh, Lý Hương Sơn bị ung thư, Tần Phấn cùng bạn bè vào thăm "cáo biệt". Cơ hội này đã khiến Tần Phấn và Tiếu Tiếu hiểu ra nhiều điều. Cuối cùng, hai người một lần nữa lại đến với nhau.

10. Đại nghiệp kiến quốc (62,5 triệu USD)

Đại nghiệp kiến quốc (The Founding of a Republic) ra mắt từ ngày 16/9/2009 và đã đạt tổng doanh thu là 62,5 triệu USD. Trong lịch sử điện ảnh Hoa ngữ, hiếm có bộ phim nào lại quy tụ được dàn diễn viên “hàng khủng” như Đại nghiệp kiến quốc. Từ diễn viên chủ lực như: Trương Quốc Lập, Đường Quốc Cường, Hứa Tịnh, Trần Khôn… cho đến diễn viên khách mời như: Hồ Quân, Cát Ưu, Lưu Đức Hoa, Trần Đạo Minh,… đều đủ sức lôi kéo khán giả đến rạp xem phim.

Lấy đề tài lịch sử, Đại nghiệp kiến quốc được dàn dựng để chào mừng 60 năm ngày Quốc khánh Trung Quốc. Thế nên khi vừa công bố dự án, hàng loạt ngôi sao nổi tiếng đã tình nguyện tham gia bởi với họ dù chỉ được đóng một vai nhỏ trong phim cũng đã là một vinh dự lớn.

Thần điêu đại hiệp - Hiệp khách giang hồ

Những sắc thái đối lập của độc giả '50 sắc thái'


Kính gửi các game thủ Đại hiệp truyện

Những sắc thái đối lập của độc giả '50 sắc thái'
Đầu năm 2013, bộ tiểu thuyết đậm màu tình dục “50 sắc thái” được phát hành ở Việt Nam và tạo nên một cơn sốt nhẹ với những dư luận trái chiều.

Ngay từ khi mới ra đời vào năm 2011 “Fifty Shades” đã làm chao đảo ngành xuất bản. Cho tới nay, bộ sách có 37 quốc gia mua bản quyền và đã tiêu thụ khoảng 70 triệu bản trên toàn cầu. Ở Việt Nam, số lượng in cho lần xuất bản đầu tiên của “50 sắc thái” là 15.000 bản mỗi tập, và sau 3 tháng phát hành đã tái bản, với số lượng in là mỗi tập 10.000 bản. Trong khoảng thời gian chưa đầy 4 tháng, đã có 25.000 cuốn tập 1, 21.000 cuốn tập 2 và khoảng 19.000 cuốn tập 3 được tiêu thụ. Theo Alpha Books đó là một kỷ lục của đơn vị này, và đó cũng là một con số ấn tượng, đáng mơ ước cho mọi cuốn sách xuất bản ở Việt Nam.


Tác phẩm văn học hay sách dạy làm tình?

Nhưng những thành công ngoạn mục về lượng phát hành không đủ thuyết phục với nhiều độc giả khó tính. Bộ tiểu thuyết 3 tập dành cho người lớn này nhận nhiều chỉ trích từ các học giả, nhà phê bình và truyền thông, như là một cuốn sách văn chương hạng ba, một loại dâm thư, sách dạy làm tình chứ không phải văn chương thứ thiệt. Thậm chí gần đây nhất, Hiệp hội Thư viện Mỹ còn công bố “50 sắc thái” là một trong những cuốn sách gây xúc phạm với độc giả (tiêu chí lựa chọn dựa trên những phản hồi tiêu cực muốn đưa cuốn sách ra khỏi thư viện của nhiều độc giả). Ở nước ta, truyền thông cũng đưa ra những nhận định như, cuốn sách là một "số âm về văn chương", là "tiểu thuyết khiêu dâm", là "làm lệch suy nghĩ về tình dục của giới trẻ"…

Bộ sách tiếng Việt của "50 sắc thái".

Nhà văn Thủy Hướng Dương cho rằng, những gì được quảng bá về “50 sắc thái” như là chìa khóa để tiếp cận vấn đề tình dục là cách nói quá thiên vị. Vì xét về mặt văn học, cuốn sách chỉ mô tả hành động mà không đưa vào tình huống, diễn biến tâm lý nhân vật, nên đây chỉ là một cách dạy làm tình chứ không có giá trị như một tác phẩm. Còn xét về khía cạnh nội dung, còn có nhiều cuốn sách dạy làm tình khác hay hơn như Kim Bình Mai, Trăm năm cô đơn, Báu vật của đời… Nhà văn Y Ban cũng cho rằng cuốn sách chỉ thành công ở khía cạnh giải trí.

Nhiều độc giả Việt cũng cho rằng “50 sắc thái” chỉ là cuốn sách đọc để giải trí, “đọc xong để biết trong cuộc sống có những cách làm tình như vậy, chứ không nên kỳ vọng gì về tính nghệ thuật văn chương ở bộ sách này” (độc giả Đ.H. Phương). Còn độc giả Yên Nga, 31 tuổi chia sẻ, chị soi được rất nhiều tình tiết phi lý của cuốn sách, “phi lý đến khó tin, rồi cả bộ truyện dài dằng dặc chẳng có chuyện gì khác ngoài làm tình và làm tình. Những pha làm tình theo kiểu BDSM không làm cho người khác cảm nhận được gì ngoài sự căng thẳng khi các nhân vật trong truyện tìm khoái cảm từ những trải nghiệm đau đớn và quyền lực. Tôi sẽ gói ghém bộ sách này và cất kỹ, kẻo những người có gia đình rồi đọc thì không sao, lỡ có ai đó chưa tưởng thành về những nhận thức tình dục mà vô tình cầm phải, tò mò đọc thì không biết sẽ có tác hại như thế nào”.

Tuy vậy, vẫn có nhiều người đọc đón nhận “50 sắc thái” với nhận xét tích cực. Nhà văn Y Ban thừa nhận, khi đọc cuốn sách, đã có những đoạn chị phải thốt lên “sao mà lê thê thế”, lê thê mà vẫn hấp dẫn. Theo nữ nhà văn, bộ sách miêu tả tình dục thẳng thắn mà không thô tục, giúp độc giả tìm cách thức đạt sự thỏa mãn trong cuộc sống. Và như thế, “50 sắc thái” đã thành công ở giá trị giải trí - một trong những chức năng của văn chương.

Đón nhận “50 sắc thái” một cách nồng nhiệt, độc giả Tô Lan Hương (27 tuổi) chia sẻ: “Đây đúng là một bộ tiểu thuyết cuốn hút, mà trong sự bận rộn tôi sẵn lòng bỏ thời gian để đọc. Theo tôi, những người đã có vợ có chồng nên đọc, để có một cái nhìn thoải mái hơn về sex, và học cách làm tình của cặp nhân vật chính. Nhiều người la ó khi đọc cuốn sách này, nhưng tôi thấy lối viết, văn phong hiện đại, không màu mè, không có nhiều đoạn lê thê, cách xây dựng tâm lý nhân vật nữ chính thông qua “nữ thần nội tại, nữ thần ham muốn, cô nàng lý trí” khiến tôi thích thú. Điểm trừ của bộ sách này chính là quá lạm dụng những tình tiết quan hệ tình dục ở tập 2 và đầu tập 3, giá tác giả giảm bớt đi thì cuốn sách sẽ chất lượng hơn. Ngoài câu chuyện tình dục, cuốn sách còn có câu chuyện tình yêu, giống chuyện cổ tích thời hiện đại, khi một cô gái nghèo ngây thơ, trong sáng yêu và được một chàng tỷ phú quá giàu có, đẹp trai yêu. Kết thúc có hậu của cuộc tình khiến tôi không mệt mỏi. Tôi không nghĩ đây là dâm thư, mà đó là một cuốn sách giải trí khiến người đọc vui vẻ và tin yêu hơn cuộc sống".

Người Việt đã cởi mở hơn với sex?

Theo Alpha Books, trước khi quyết định mua bản quyền bộ sách, họ đã phải tìm hiểu và nhận được rất nhiều luồng thông tin, căn bản đều không tích cực. Ở châu Á, chỉ có Nhật Bản - một quốc gia có thái độ rất cởi mở về tình dục - mua bản quyền bộ sách này. Thông tin mà đơn vị giữ bản quyền cung cấp về động thái từ các quốc gia châu Á khác đều rất ảm đạm. Đại diện công ty cho biết: “Quá trình xin cấp phép thực sự rất gian nan. Khi biên tập viên gửi bản dịch thô của tập 1 tới nhà xuất bản để thẩm định, chúng tôi rất hồi hộp, mong muốn một câu trả lời rõ ràng, thẳng thắn xem có xuất bản ở Việt Nam được không. Và câu trả lời chúng tôi mong đợi đã tới: Xuất bản được, nhưng phải theo định hướng của biên tập viên Nhà xuất bản. Ngoài ra, bên phía Nhà xuất bản cũng sốt ruột muốn đọc tiếp bản dịch tập 2, tập 3, khiến chúng tôi rất vui và nghĩ mình đã đi đúng hướng”.

So với các cuốn như Lolita, Rừng Nauy… trước đây phải kinh qua rất nhiều khó khăn mới ra mắt được bản tiếng Việt, thì việc “50 sắc thái” - với dày đặc nội dung nói về sex, mà sex chi tiết - được ấn hành ở Việt Nam cho thấy sự cởi mở hơn trong vấn đề cấp phép của ngành xuất bản.

E.L.James - tác giả bộ sách.

Một thạc sĩ tình dục học và phát triển con người của Việt Nam nhận định, yếu tố sex trong “50 sắc thái” rất văn minh. Mỗi lần cặp nhân vật chính làm tình đều có chi tiết “rút bao cao su”, các biện pháp tránh thai, bảo đảm vệ sinh, sức khỏe, an toàn tình dục cũng được đưa ra thảo luận và ghi rõ trong hợp đồng của hai nhân vật. Vị thạc sĩ này đánh giá đó là những thỏa thuận “trắng phớ”, nhưng văn minh khi thực hiện hành vi tình dục.

Bản tiếng Việt bộ sách so với bản gốc có nhiều đoạn được làm mềm và cắt bỏ 2 đoạn. Việc biên tập cắt bỏ là để nội dung cuốn sách phù hợp hơn với văn hóa của độc giả Việt.  Tuy bị truyền thông nước ngoài săm soi, khai thác về các yếu tố nóng, song thái độ tiếp cận của độc giả Việt lại khá cởi mở. Trên một diễn đàn tiếng Việt lớn, nhiều thành viên ủng hộ “50 sắc thái” và cùng đưa ra quan điểm những phụ nữ đã có gia đình nên đọc bộ sách này. Bên cạnh các ý kiến chỉ trích hành động sex khổ dâm, thì nhiều độc giả cho rằng chẳng có gì sai trái khi mỗi người thích một kiểu, hành vi tình dục. Độc giả Tô Lan Hương (27 tuổi), còn thống kê, các hành vi tình dục kiểu khổ dâm cũng chỉ xuất hiện trong bộ sách đôi, ba lần, và cũng không có gì thái quá, biến thái.

Bất chấp sự phản kháng, phê bình gay gắt từ nhiều học giả và các độc giả khó tính, “50 sắc thái” vẫn thành công ngoài sự mong đợi về mặt phát hành. Trong khi chờ cuộc chiến tranh luận có hay không giá trị nghệ thuật văn chương trong bộ sách ăn khách này ngã ngũ, “50 sắc thái” vẫn tiếp tục mở rộng thêm nhiều quốc gia mua bản quyền xuất bản, chuyển thể.

Thần điêu đại hiệp - Hiệp khách giang hồ

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Hai người đàn bà độc ác nhất trong truyện kiếm hiệp


Kính chào các game thủ đại hiệp truyện online

Hai người đàn bà độc ác nhất trong truyện kiếm hiệp

“Độc nhất phụ nhân tâm”, câu nói ấy dường như được thấm nhuần trong tâm khảm của cả hai đại tác gia tiểu thuyết kiếm hiệp Trung Quốc Kim Dung và Cổ Long.

Trương Hinh Dư được xem là “Khang Mẫn ấn tượng nhất từ trước đến nay”.
Yêu Nguyệt Cung Chủ



Yêu Nguyệt Cung Chủ (trong một vài bản dịch được dịch thành Yển Nguyệt Cung Chủ) được xem như là một trong những nhân vật phản diện đặc sắc và độc đáo nhất trong tiểu thuyết Cổ Long. Với người trên giang hồ, bà ta luôn “cao cao tại thượng”, luôn tự cho mình là chân lý, là một khối băng, một ngọn lửa, một vị thần, một con quỷ…nhưng tuyệt đối không phải là người.


Phụ nữ trở lên độc ác và vô lý khi yêu, đó đã là chuyện “thường ngày ở huyện”, nhưng vô lý và độc ác đến như Yêu Nguyệt Cung Chủ, thì phải nói là nỗi bất hạnh cho bất cứ người đàn ông nào mà bà ta yêu phải. Trong trường hợp này, đó là Giang Phong, thiên hạ đệ nhất mỹ nam tử.

Yêu Nguyệt yêu Giang Phong, nhưng Giang Phong lại yêu Hoa Nguyệt Nô, và cái gì phải đến đã đến, cả Giang Phong và Hoa Nguyệt Nô đều bị Yêu Nguyệt giết chết. Không dừng lại ở đó, Yêu Nguyệt còn tiến hành một âm mưu thâm độc: tách rời 2 đứa bé sinh đôi con của 2 người, nuôi dạy 1 trong 2 đứa, dự định cho chúng “huynh đệ tương tàn” khi trưởng thành.

Hồng Quế cosplay Yêu Nguyệt Cung Chủ.
Âm mưu như thế, đã không còn dừng lại ở mức độc ác hay vô lý, mà đã nâng lên tầm…”tâm lý biến thái”.

Khang Mẫn (Mã Phu Nhân)

Nói đến Khang Mẫn, hẳn sẽ khó có độc giả nào yêu thích “Thiên Long Bát Bộ” lại quên được ả, vì ả chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết của đại anh hùng Kiều Phong. Không có võ công cao cường như Yêu Nguyệt Cung Chủ, nhưng nếu bị Khang Mẫn “vừa mắt”, vậy thì cánh đàn ông chúng ta…chết chắc.


Nạn nhân đầu tiên của Khang Mẫn là Mã Đại Nguyên, phó bang chủ Cái Bang, đồng thời cũng là chồng của ả đàn bà lẳng lơ này. Không chỉ hại chết chồng, ả còn cắm cho y vài cái sừng, không chỉ với các nhân vật “cộm cán” trong Cái Bang, mà còn cả với Đoàn Chính Thuần, một vị vương gia phong lưu tuấn tú.

Đàn bà lẳng lơ không đáng sợ, nhưng vừa lẳng lơ vừa độc ác thì thật…không có lời nào để nói. Yêu Nguyệt Cung Chủ độc ác ít nhất còn có lí do, đó là vì bà ta yêu Giang Phong. Nhưng Khang Mẫn thì lại khác, bởi ả ta bày mưu nghĩ kế hãm hại Kiều Phong, khiến chàng đại hiệp này phải lao đao khốn đốn, chỉ vì…chàng ta không nhìn ả, không bị ả hút hồn.

Không những thế, trong số những người tình của Đoàn Chính Thuần, cũng chỉ có duy nhất ả đàn bà này muốn đẩy ông vào chỗ chết.

Cả Yêu Nguyệt Cung Chủ và Khang Mẫn đều là những người đàn bà vô cùng đáng sợ và có chút “biến thái” trong tâm lý. Vậy, nếu hai người đàn bà này hợp mưu với nhau, thì đàn ông trên thế gian này sẽ rơi vào cảnh “long đong lận đận” đến thế nào đây? Thiên Địa Quyết đang đặt ra câu hỏi khó này cho người chơi khi đưa cả hai nhân vật này vào trong game.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Trung Quốc khuyến khích học sinh tiểu học đọc "Thần điêu đại hiệp"


Kính chào các game thủ đại hiệp truyện online

Trung Quốc khuyến khích học sinh tiểu học đọc "Thần điêu đại hiệp"

Tiểu thuyết “Thần điêu đại hiệp” của nhà văn người Hong Kong – Kim Dung vừa chính thức được đưa vào danh sách “những sách nên đọc” dành cho bậc tiểu học.
Danh sách này được đưa ra bởi Phòng Giáo dục Quận Triều Dương, thành phố Bắc Kinh.

Tin này ngay lập tức được các tờ tin tức như Beijing Times, China Daily, South China Morning Post… đăng tải. Quyết định này được đưa ra vào đúng ngày Sách Thiếu nhi Thế giới, tức ngày 2/4.
Vương Lâm, một chuyên gia về lĩnh vực văn học được giao trách nhiệm biên soạn danh sách này. Ông cho rằng các bé trai thường phát triển hứng thú đọc sách thông qua những truyện chưởng với nhiều pha hành động kịch tính còn các bé gái thích những truyện nhẹ nhàng, tình cảm. Đó là lý do tại sao mà “Thần điêu đại hiệp” được đưa vào danh sách này. Theo ông Vương, “Thần điêu đại hiệp” đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, tâm lý của cả các bé trai và bé gái.



Tiểu thuyết gia người Hong Kong – Kim Dung, tác giả của cuốn “Thần điêu đại hiệp”

Theo ông Vương, trong nền văn học đại chúng đương đại, những cuốn sách mà ta khuyên trẻ nên đọc phải là những cuốn mà trẻ có thể dễ dàng đọc, hiểu và cảm nhận. Cha mẹ, thầy cô không nên chọn những cuốn có giá trị nhân văn cao đẹp nhưng lại quá hàn lâm, khó hiểu.

Ông Vương cũng khuyên các bậc cha mẹ hãy cảm thấy thoải mái khi con mình chọn đọc những cuốn tiểu thuyết văn học đại chúng.

Nhiều tác phẩm văn học nước ngoài cũng được chọn lọc để đưa vào 900 đầu sách giới thiệu tới các em học sinh tiểu học. Đáng kể có bộ truyện Harry Potter của tác giả người Anh JK Rowling, cuốn “Sophie’s World” của nhà văn người Nauy - Jostein Gaarder hay cuốn “The Complete Works” của tác gia lớn trong nền văn học Anh – William Shakespeare.

Mỗi một trường tiểu học tại quận Triều Dương đều sẽ phải có đủ bộ 900 cuốn sách văn học này trong hệ thống thư viện của mình.



“Thần điêu đại hiệp” đề cập tới mối tình giữa Dương Quá và sư mẫu Tiểu Long Nữ. Họ đã sát cánh bên nhau, cùng nhau đối phó với những ân oán giang hồ.

Về Kim Dung, các tác phẩm văn học của ông thường ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, nghệ thuật quân sự và tinh thần dân tộc. Tiểu thuyết của Kim Dung cũng là những đầu sách được đa số người dân Trung Quốc tìm đọc đồng thời chúng cũng đã được dịch sang nhiều thứ tiếng.
Trước đây, trong thập niên 1970, một số tác phẩm của Kim Dung từng bị cấm tại Trung Quốc Đại lục và Đài Loan. Tuy vậy, tới thập niên 1980, tất cả những lệnh cấm này đều bị gỡ bỏ và cho tới nay, những tác phẩm của Kim Dung đã được đánh giá rất cao trên văn đàn Trung Quốc.

Đại hiệp truyện - Thần thoại anh hùng xà điêu

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Trung Quốc tranh cãi về “Thiên hạ đệ nhất thôn”

Các game thủ Đại hiệp truyện kính mến!

Trung Quốc tranh cãi về “Thiên hạ đệ nhất thôn”

Ngô Nhân Bảo, người được mệnh danh là Nông dân số 1 Trung Quốc vừa qua đời. Ông là người có công đưa thôn Hoa Tây trở thành Thiên hạ đệ nhất thôn, tỉnh Giang Tô, hay “làng trăm triệu” đầu tiên ở Trung Quốc với nhiều tranh cãi.

Máy bay đưa tiễn người nông dân số 1 Trung Quốc

Ngày 22-3 vừa qua, đám tang của Ngô Nhân Bảo – sinh năm 1928, Anh hùng lao động – Nông dân số 1 Trung Quốc (Trung Quốc đệ nhất nông dân), người sáng lập và là Bí thư đảng ủy, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Hoa Tây thôn – “Thiên hạ đệ nhất thôn” từ năm 1957 đến 2003, đã được tổ chức trọng thể với hàng vạn người tham gia.


Đoàn xe tang đưa tiễn ông Ngô Nhân Bảo.
Trong hội trường được thiết kế mô phỏng Đại lễ đường nhân dân, một bức chân dung khổng lồ của Ngô Nhân Bảo được treo ở giữa linh đường, phía dưới là vòng hoa của rất nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc như Du Chính Thanh, Lý Nguyên Triều, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Lý Bằng, Kiều Thạch…Một chiếc trực thăng bay lượn phía trên đoàn xe 20 chiếc kết hoa đưa tiễn con người đã tạo ra “thiên đường XHCN” nằm trong quan tài được phủ quốc kỳ và hoa tươi về nơi an nghỉ cuối cùng. Nhiều dân làng mang theo biểu ngữ ca ngợi ông Ngô, không ít người bật khóc …


Tại Lễ truy điệu được Tân Hoa xã và các báo lớn đưa tin với vị trí trang trọng, Tưởng Hồng Lượng, Bí thư thành ủy Giang Âm, tỉnh Giang Tô đọc điếu văn ca ngợi Ngô Nhân Bảo là “đảng viên ưu tú, đại biểu kiệt xuất của cán bộ nông thôn thời nay, người vĩ đại tìm tòi, mở ra, đi đầu thực thi con đường xây dựng nông thôn mới XHCN”.

Bản tin của Tân Hoa xã cũng xác nhận: Bí thư Hoa Tây hiện nay Ngô Hiệp Ân là con trai thứ 4 của Ngô Nhân Bảo, người chính thức kế nhiệm cha từ 2003. Từ 2003 đến nay, ông nhường chức cho con trai, lui về làm phó, qua đời vì ung thư ngày 18-3 vừa qua. Cho đến tận khi qua đời, Ngô Nhân Bảo vẫn là nhân vật “linh hồn” của Hoa Tây.

Người tạo nên “Huyền thoại Hoa Tây”

Ngay từ năm 2006, cuốn Ngô Nhân Bảo truyện của NXB Nhân dân, bộ phim truyền hình Câu chuyện làng Hoa Tây và phim nhựađã được phát hành, dân chúng Trung Quốc dần dần biết đến cái tên Hoa Tây cùng câu chuyện của nó.

Ngay từ năm 1961, khi cả Trung Quốc đang ở trong thời kỳ đói khát, Bí thư chi bộ thôn Hoa Tây Ngô Nhân Bảo đã lặng lẽ mở các xưởng gia công, xí nghiệp nhỏ để kiếm tiền, chính chúng là cơ sở cho việc phát triển các xí nghiệp hương trấn và mô hình phát triển kinh tế Nam Giang tô lừng danh sau này.

Hiện nay, Hoa Tây diện tích gần 16 cây số vuông với hơn 17 ngàn dân, tất cả đều sống trong các biệt thự với tiện nghi đầy đủ, có xe hơi, mỗi gia đình đều có số dư tiết kiệm 6 chữ số (triệu NDT).

Nhà văn chuyên viết về đề tài kinh tế Ngô Hiểu Ba từng viết về Ngô Nhân Bảo: “Khi lớn tiếng hô hào “học tập Đại Trại”, nhưng Ngô Nhân Bảo lại lén lút làm những việc trái phép thời đó. Từ 1969 ông đã điều 20 người lén lút mở xưởng ngũ kim; năm 1978 vốn liếng của Ngô ở Hoa Tây đã có tới 1 triệu tệ cộng với 1 triệu gửi ngân hàng cùng kho lương thực dự trữ đủ ăn 3 năm cho cả làng, giàu nhất trong số hàng vạn làng cả Trung Quốc thời đó”.

Năm 1980, Trung Quốc đẩy mạnh mở cửa với bên ngoài, Ngô Nhân Bảo lại kiên trì phát triển kinh tế tập thể ở thôn làng, đưa công nghiệp trở thành nền tảng để kinh tế Hoa Tây phát triển.

Năm 1989, Hoa Tây trở thành “Làng trăm triệu đầu tiên”. Sang thập kỷ 1990, sau khi “Đặng Tiểu Bình nam tuần”, kinh tế Hoa Tây đã cất cánh, đến 2010 tổng số vốn của toàn thôn đạt 16 tỷ NDT, có hơn 60 xí nghiệp trực thuộc, tổng giá trị sản lượng vượt 50 tỷ NDT. Làng Hoa Tây trở thành công ty cổ phần, dân làng là nhân viên đồng thời là các cổ đông.

Trong làng dần dần xuất hiện các công trình như Tháp vàng Hoa Tây, Khách sạn 5 sao Long Hy cao 328 mét, Bò Vàng – biểu tượng của thôn; ngoài ra còn có hàng loạt các công trình kiến trúc như Nhà quốc hội Mỹ, Nhà hát Opera Sydney, Cố Cung, Thiên An Môn được “nhân bản”.

Báo Đô thị Nam Phương trong một bài phỏng vấn Ngô Nhân Bảo năm 2011 đã khẳng định, con người Ngô còn lưu giữ nhiều đặc điểm của thời Mao Trạch Đông, thích trương khẩu hiệu, thích các hoạt động lễ lạt linh đình.

Tranh cãi về thiên đường Hoa Tây

Khi Ngô Nhân Bảo qua đời, các báo chí chính thống của Trung Quốc đều dành những vị trí trang trọng đăng tải những bài dài viết về thân thế, ca ngợi sự nghiệp của ông, nhưng rất ít đề cập đến các vấn đề phức tạp của Hoa Tây như quyền sở hữu cổ phần, quan hệ sản xuất, dân thôn tự trị…


Bò vàng ở Hoa Tây thôn.
Ngô Nhân Bảo vừa nằm xuống, trên mạng đã xuất hiện những ý kiến trái chiều về “thiên đường Hoa Tây”, như “Dưới ánh hào quang, Hoa Tây là một nhà tù, thử hỏi chúng ta ai muốn chui vào đó?”, “Hoa Tây chính là công xã nhân dân thủa trước, chỉ khác là hiện nay làng được hưởng thành quả của công nghệ cao và mặt tốt của chính sách nhà nước cho phép một bộ phận người giàu trước. Cũng giống như mô hình Trùng Khánh, mô hình Hoa Tây không thể nhân rộng”.

Giáo sư Vương Tư Tưởng,Đại học Hà Nam có bài “Cái chết của Ngô Nhân Bảo liệu có cứu được làng Hoa Tây?”, bày tỏ cá nhân ông luôn giữ thái độ phủ định đối với Hoa Tây.

Thôn Hoa Tây có các công trình như Tháp vàng Hoa Tây, Khách sạn 5 sao Long Hy cao 328 mét, Bò Vàng – biểu tượng của thôn; ngoài ra còn có hàng loạt các công trình kiến trúc như Nhà quốc hội Mỹ, Nhà hát Opera Sydney, Cố Cung, Thiên An Môn được “nhân bản”. Các biệt thự ở đây giống nhau, các xe hơi cùng loại được cấp phát khiến dân làng thường vào nhầm nhà, lên nhầm xe nhau.

Ông cho rằng Hoa Tây là hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc hiện nay. Ở đó, tiền bạc trở thành tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá thành bại; cách kiếm tiền ở đó theo “thuyết con Mèo”, tức bất kể mèo Đen hay Trắng, cứ bắt được chuột đều là Mèo tốt, không có vấn đề bản quyền, tiêu chuẩn đạo đức, hay trật tự khai thác tài nguyên. Phân phối của cải cũng bình quân theo đầu người.
Ông Vương còn viết, ở Hoa Tây, bất cứ dân làng nào bày tỏ nghi ngờ về gia đình họ Ngô đều bị đàn áp; quyền lực trong làng đều do gia đình Ngô Nhân Bảo nắm giữ và truyền lại cho nhau. Hiện nay 22 người trong gia đình này đang khống chế cả khối tài sản khổng lồ.

Nhà sử học nổi tiếng Chương Lập Phàm coi đây là một kiểu thế lực tôn tộc trong lịch sử, một kiểu cường hào địa phương, “quốc gia trong quốc gia”…

Sau khi Ngô Nhân Bảo qua đời, phóng viên Tân Kinh báo Bắc Kinh đã phỏng vấn Ngô Hải Yến, thư ký cho Ngô Nhân Bảo suốt thời gian dài. Ngô Hải Yến phủ nhận việc Hoa Tây hiện đang được quản lý kiểu gia tộc.

Nhưng một điều không thể phủ nhận là các hậu duệ của Ngô Nhân Bảo đang nắm giữ các vị trí quan trọng: Con thứ tư Ngô Hiệp Ân làm Bí thư kiêm Chủ tịch HĐQT tập đoàn thay cha, con cả Ngô Hiệp Đông, con thứ Ngô Hiệp Đức là Phó Bí thư, con thứ ba Ngô Hiệp Bình là Ủy viên thường vụ, con gái Ngô Phụng Anh và con rể Liêu Hồng Đạt đều là UV thường vụ. Các cháu trai, cháu gái, cháu dâu, cháu rể của Ngô Nhân Bảo hết thảy đều giữ các chức vụ quan trọng trong thôn và cả trên thành phố.

Đại Hiệp Truyện
Thiên Cổ Đại Hiệp Mộng - Thần Điêu Hiệp Lữ Tình

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Phim Hoạt hình Việt Nam khoảng khắc khó quên


Các game thủ Đại hiệp truyện kính mến!

Phim Hoạt hình Việt Nam khoảng khắc khó quên

Tháng 6/1960, bộ phim hoạt họa đầu tiên Đáng đời thằng Cáo ra mắt người xem, đánh dấu sự khai sinh một loại hình nghệ thuật mới tại nước ta – điện ảnh Hoạt hình Việt Nam.

Đồng chí Trường Chinh đến thăm Xưởng phim hoạt hình năm 1973

Tháng 4/1977, tại LHP Việt Nam lần thứ IV, bộ phim hoạt họa màu Cây chổi đẹp nhất của Xưởng phim tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đã dự thi và giành được Bông sen Bạc. Đến tháng 6/1981, riêng Xí nghiệp phim hoạt hình Hà Nội đã sản xuất đến bộ phim thứ 95, còn Xưởng phim hoạt họa thành phố Hồ Chí Minh đã làm được 22 bộ phim hoạt họa, cắt giấy.

21 năm với ngót 120 bộ phim được làm ra, hàng năm, cả 2 cơ sở hoạt hình đã sản xuất được đến 16 phim – thật là một con số chỉ có trong mơ.

Thời kỳ mở Lớp thực tập hoạt họa (1959 - 1964) là thời kỳ đào tạo đội ngũ, tìm hiểu và xây dựng các thể loại phim hoạt hình. Bộ phim vẽ của Lớp thực tập hoạt họa Đáng đời thằng cáo, một số họa sỹ có nhiệt tình đã tìm tòi và thể nghiệm một loại phim mới – phim giấy cắt có tên Con một nhà nói về giá trị các loại cây lương thực là ngô, khoai, sắn… (1961, đạo diễn Trương Qua, họa sỹ Lê Huy Hòa). Năm 1962, một loại phim mới xuất hiện – phim búp bê Chú thỏ đi học (đạo diễn Nguyễn Tích, họa sỹ Ngô Đình Chương, quay phim Đỗ Trần Hiệt) dựa theo ngụ ngôn dân gian “rùa nhanh hơn thỏ”.

Các thế hệ hoạt hình Việt Nam

Những bộ phim hoạt hình đầu tiên này không tránh khỏi sự non yếu về tay  nghề, nhưng điều đáng hoan nghênh là sự mạnh dạn tìm tòi, cố gắng thể hiện các hình thức đó lên màn ảnh. Một số phim làm sau đó đã có chất lượng khá hơn, như Chiếc vòng bạc (1962, đạo diễn Trương Qua), như Cây khế (đạo diễn Nguyễn Tích), những phim hoạt họa như Giấc mơ hoa (1963, đạo diễn Hoàng Sùng) hoặc Đêm trăng rằm (đạo diễn Trương Qua, 1964). Đề tài kháng chiến chống Mỹ, vấn đề nóng hổi của đất nước trở thành nguồn thôi thúc sáng tác của anh em làm phim. Dựa vào truyện phim đèn chiếu từ miền Nam gửi ra, đạo diễn Lê Minh Hiền đã đưa lên màn ảnh hoạt họa chuyện hai anh em nhỏ dùng tổ ong rừng tấn công lũ giặc Mỹ - ngụy mang tên Binh ong, mở đầu loạt phim đả kích – chính trị.

5 năm đầu tiên, Xưởng đã làm được 16 phim các loại hoạt họa, búp bê, cắt giấy với  nhiều thể tài phong phú. Nét chung của thời kỳ này là sự tìm hiểu những phương tiện diễn đạt nghệ thuật bằng tiếng nói của tạo hình và diễn xuất. Tuy còn có những mặt yếu và hình thức nghệ thuật, nhưng đó là những phim có nội dung rõ ràng, có hình tượng dễ hiểu và bộ lộ nhiệt tình tìm tòi của tác giả. Đó là điều kiện quan trọng chuẩn bị cơ sở cho thời sau của hoạt hình.

Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ và ác liệt là thời kỳ phát triển mạng mẽ của hoạt hình Việt Nam. Lúc đó, Xưởng phim Hoạt họa phải sơ tán về các vùng nông thôn thiếu thốn phương tiện làm việc.., nhưng sản xuất không bị ngừng trệ, trái lại được nâng cao về mặt thể hiện nghệ thuật.

Phim Mèo con (theo truyện Nguyễn Đình Thi, biên kịch Nguyễn Thế Hội, đạo diễn Ngô Mạnh Lân, họa sỹ Lưu Đức) phải làm trong điều kiện khó khăn như vậy. Bộ phim được dư luận đánh giá cao không những ở tư tưởng của chuyện chú mèo nhỏ bé dám đương đầu quyết liệt và biết đánh thắng lão chuột độc ác, mà còn ở trình độ thể hiện của tác phẩm. Tiếp theo, một loạt phim đồng thoại có chất lượng đã ra đời như Những chiếc áo ấm (1968, đạo diễn Ngô Mạnh Lân), Gà trống hoa mơ (1971, đạo diễn Hồ Quảng), Ong, Bướm, Kiến (1972, đạo diễn Đỗ Trần Hiệt), Cá sấu ngứa răng (1974, đạo diễn Hoàng Thái), Rừng hoa (1974, đạo diễn Ngô Mạnh Lân), Tôm nhỏ và Hải quỳ (đạo diễn Nghiêm Dung) v.v và v.v

Đại Hiệp Truyện
Thiên Cổ Đại Hiệp Mộng - Thần Điêu Hiệp Lữ Tình

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

4 mỹ nhân Hoa ngữ lột xác từ ngây thơ đến sắc sảo


Các game thủ Đại hiệp truyện kính mến!

4 mỹ nhân Hoa ngữ lột xác từ ngây thơ đến sắc sảo

Để lại ấn tượng đẹp ban đầu trong lòng người hâm mộ nhờ vai thục nữ, hiền lành, nhưng Phạm Băng Băng, Lâm Tâm Như, Lưu Diệc Phi và Tôn Lệ dần thay đổi để trở nên sắc sảo, quyến rũ hơn.

1. Tôn Lệ

Khi 5 tuổi, Tôn Lệ đã được gia đình cho đi học múa để phần nào phát triển năng khiếu nghệ thuật. Khi hơn 10 tuổi, cô cùng đoàn múa thiếu nhi tham gia biểu diễn tại nhiều nước trên thế giới và nhờ đó, cô dần hình thành sự tự tin khi biểu diễn trước đám đông.

Năm 19 tuổi, Tôn Lệ được chọn đảm nhận vai nữ chính trong bộ phim truyền hình Ngọc Quan Âm nhờ vẻ ngoài xinh đẹp, đáng yêu. Sau khi bộ phim lên sóng, cô bỗng trở thành diễn viên trẻ triển vọng được đông đảo khán giả yêu mến. Tiếp đó, cô tiếp tục ghi dấu ấn với các nhân vật có vẻ đẹp trong sáng, đáng yêu qua các bộ phim như Dưới ánh mặt trời, Hạnh phúc tựa như hoa, Mật ngọt, Tân bến Thượng Hải...

Tôn Lệ thực sự có bước đột phá hình tượng với vai diễn trong bộ phim nổi đình nổi đám Hậu cung Chân Huyên truyện. Nữ diễn viên đã thể hiện ấn tượng nhân vật Chân Huyên - từ một cô gái dịu hiền thành một người mạnh mẽ, sắc sảo để có thể sinh tồn trong chốn hậu cung nhiều ganh đua, tranh đấu.



2. Lâm Tâm Như

Từ vai diễn Hạ Tử Vy trong Hoàn Châu cách cách đến các bộ phim khác như Tân dòng sông ly biệt, Âm thanh của sắc màu, Bán sinh duyên... Lâm Tâm Như vẫn chủ yếu thể hiện những cô gái khả ái, dịu hiền. Đến Bảng phong thần 2, nữ diễn viên mới có sự "lột xác" hoàn toàn khi hóa thân thành ác nữ. Ngoài ra, người đẹp xứ Đài cũng được khán giả khen ngợi hết lời khi hóa thân thành nàng Đậu Y Phòng thiện lương, tốt bụng nhưng nhiều tâm cơ trong Mỹ nhân tâm kế.

Mấy năm trở lại đây, Lâm Tâm Như dần được biết đến vai trò nhà sản xuất phim. Những bộ phim cô bỏ vốn sản xuất như Khuynh thế hoàng phi hay Tỷ tỷ tiến lên đều đạt thành công về mặt tỷ suất bạn xem đài.



3. Lưu Diệc Phi

Từ Vương Ngữ Yên trong Thiên long bát bộ, Triệu Linh Nhi trong Tiên kiếm kỳ hiệp truyện đến Tiểu Long Nữ trong Thần điêu đại hiệp, Lưu Diệc Phi luôn khiến khán giả mê đắm với vẻ đẹp trong sáng tựa nữ thần. Những năm gần đây, cùng với việc chuyển hướng tập trung phát triển sự nghiệp trên màn ảnh rộng, cô cũng dần thử sức với nhiều hình tượng mới, chẳng hạn như nhân vật Kim Yến Tử mạnh mẽ trong Vua kungfu hay vai diễn nữ sát thủ Linh Thư trong Đồng tước đài.  



4. Phạm Băng Băng

Phạm Băng Băng là diễn viên Hoa ngữ 8X có sự nghiệp phát triển đáng nể phục nhất. Từ vai phụ - cô a hoàn Kim Tỏa trong Hoàn Châu cách cách, cô nàng vươn lên hàng ngũ ngôi sao hạng A, thậm chí tên tuổi còn vượt xa ngoài biên giới Trung Quốc. Những năm đầu trong sự nghiệp, Phạm Băng Băng thường hóa thân thành các dạng vai trẻ trung, nhí nhảnh. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây, cô diễn đa dạng các loại vai từ chính diện đến phản diện.



Đại Hiệp Truyện
Thiên Cổ Đại Hiệp Mộng - Thần Điêu Hiệp Lữ Tình